Truyện đồng thoại là gì? được VnDoc biên soạn để giúp HS nắm vững các kiến thức về thể loại truyện đồng thoại lớp 6, đồng thời hỗ trợ quý thầy cô, phụ huynh trong quá trình giảng dạy, hướng dẫn học sinh.
- Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy. “Chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy” là hành vi của người có địa điểm thuộc quyền chiếm hữu của mình hoặc do mình quản lý biết người khác là đối tượng sử dụng
- Cách thắp hương trước khi đi thi: Tự tin đỗ đạt điểm cao
- Mệnh đề chứa biến – Tổng hợp bài tập mệnh đề chứa biến
- Mừng thọ nên mặc áo màu gì? Tư vấn cách chọn trang phục đi chúc thọ
- Top 30+ Phim xuyên không hay, được xem nhiều nhất
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.
Bạn đang xem: Truyện đồng thoại là gì?
Khái niệm truyện đồng thoại
Truyện đồng thoại là truyện viết ra cho trẻ em, có nhân vật thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân cách hóa. Các nhân vật này vừa mang những đặc tính vốn có của loài vật hoặc đồ vật, vừa mang đặc điểm của con người.
Đặc điểm truyện đồng thoại
– Nhân vật trong câu chuyện là các loài vật được nhân hóa (có tên gọi, hành động, suy nghĩ như con người)
Xem thêm : Đường cơ sở là gì ? Cách xác định đường cơ sở ?
– Các con vật vừa giữ được các đặc điểm tự nhiên vốn có (thức ăn, nơi ở, sở thích), vừa có những đặc điểm của con người (làm việc, nghỉ ngơi, lo nghĩ về tương lai…)
Cốt truyện truyện đồng thoại
– Cốt truyện: là yếu tố quan trọng của truyện kể, gồm các sự kiện chính được sắp xếp theo một trật tự nhất định, có mở đầu, diễn biến và kết thúc.
– Cốt truyện đồng thoại: gồm các sự kiện được sắp xếp theo trật tự thời gian, với kết cấu: sinh ra (tuổi thơ) – trưởng thành – biến cố – thành công, nhận được bài học (kết thúc có hậu)
Người kể chuyện trong truyện đồng thoại
– Người kể chuyện: là nhân vật do nhà văn tạo ra để kể lại câu chuyện.
– Gồm có hai kiểu người kể chuyện thường gặp trong truyện đồng thoại:
- Người kể chuyện ngôi thứ nhất: xưng “tôi”, trực tiếp xuất hiện trong tác phẩm
- Người kể chuyện ngôi thứ ba (người kể chuyện giấu mình): không tham gia và câu chuyện, nhưng có khả năng biết hết mọi chuyện.
Lời người kể chuyện trong truyện đồng thoại
– Là thuật lại các sự việc trong câu chuyện, bao gồm cả việc thuật lại mọi hoạt động của nhân vật và miêu tả bối cảnh không gian, thời gian của các sự việc, hoạt động ấy.
– Lời nhân vật: là lời nói trực tiếp của nhân vật (đối thoại, độc thoại), có thể được trình bày tách riêng hoặc xen lẫn với lời người kể chuyện.
Ví dụ về truyện đồng thoại
- Bài học đường đời đầu tiên (trích Dế Mèn phiêu lưu kí – Tô Hoài)
- Nếu cậu muốn có một người bạn… (trích Hoàng tử bé)
- Giọt sương đêm (Trần Đức Tiến)
- Cô gió mất tên (Xuân Quỳnh)
–
Ngoài bài Truyện đồng thoại lớp 6 trên đây, mời các bạn tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 6 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 6 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các em đạt kết quả học tập tốt.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp