Khẩu vị đặc trưng từng vùng miền Trung Quốc

Trung Quốc là một trong những quốc gia có diện tích lớn nhất Thế giới. Do đó các món ăn Trung Quốc ở từng vùng miền lại có một đặc điểm khẩu vị khác nhau. Vậy cùng Hocbongcis.vn đi tìm hiểu thêm về các khẩu vị đặc trưng của Trung Quốc theo từng vùng miền nhé!

Khẩu vị đặc trưng vùng Đông Bắc Trung Quốc

Vùng Đông Bắc gồm: Liêu Ninh, Cát Lâm và Hắc Long Giang.

Đất đai ở đây màu mỡ, có đồng cỏ bao la. Đồng bằng rộng lớn, ngũ cốc và thủy sản dồi dào. Mùa đông lạnh và dài, dân số thưa thớt.

Trong lịch sử, vùng đất này từng là quê của người Mãn Châu, Mông Cổ,.. Và các dân tộc thiểu số khác trong thời gian dài. Lối sống chính của họ là săn bắn, du mục. Người dân đa số ăn các món hầm và mỡ động vậy. Vì có hàm lượng calo cao để bảo vệ bản thân khỏi mùa đông lạnh giá.

Do thiếu rau tươi nên người dân địa phương có thói quen khác biệt. Ví dụ ăn thịt sống, hành tỏi, đồ đông lạnh và rau muối. Ăn đồ sống, rau, trái cây đông lạnh. Có thể giúp tăng cường vitamin, tránh bệnh máu xấu. Ăn hành tỏi có thể loại bỏ các vi khẩu khi ăn thịt sống. Giúp hỗ trợ tiêu hóa, khử trùng.

Ngoài ra, do khí hậu lạnh nên mùa đông thiếu rau tươi. Vậy nên dưa chua, dưa muối chiếm tỷ lệ lớn. Hầu như nhà nào cũng có nhiều hũ dưa lớn nhỏ. Thời gian ngẫm dưa cải lâu. Dẫn đến độ tươi kém đi nên cần nhiều gia vị để khử mùi.

Khẩu vị đặc trưng: rất mặn, cay (hành tỏi), đồ sống.

Khẩu vị đặc trưng vùng Bắc Trung Bộ Trung Quốc

Vùng Trung Bắc gồm: Sơn Đông, Hà Nam, một số tỉnh phía Bắc của Giang Tô và An Huy.

Khu vực này chủ yếu tập trung ở Nội Mông Cổ, nhưng có sự giao thoa văn hóa sâu sắc hơn ở khu vực khía Đông Bắc và Tây Bắc. Là loại hình văn hóa đồng cỏ điển hình với phương thức sản xuất chính là du mục và chăn nuôi.

Trong lịch sử, nơi đây có nhiều dân tộc du mục sinh sống, chiến tranh liên miên và quyền lực quốc gia lên xuống thất thường. Nhưng đời sống xã hội và văn hóa ẩm thực vùng miền nhìn chung vẫn giữ được nét đặc trưng riêng của đồng cỏ.

Người dân sống dựa vào nước và cỏ, giỏi săn bắn, vua và dân chúng thích ăn thịt mặn, uống trà sữa nóng và uống rượu mạnh. Do thực phẩm không đa dạng nên người ta thường ăn nhiều các loại thịt và sản phẩm từ sữa, hầu như không ăn rau.Họ có muối, ngũ cốc và rượu bằng cách trao đổi hoặc cướp bóc các dân tộc ở Đồng bằng miền Trung.

Khẩu vị đặc trưng: Chủ yếu là mặn.

Khau Vi Trung Quoc Ha Nam
Ẩm thực Hà Nam

Khẩu vị đặc trưng vùng Tây Bắc Trung Quốc

Vùng Tây Bắc gồm: Tân Cương, các tỉnh, khu vực tự trị khác và phần cực Tây của Nội Mông Cổ.

Văn hóa ẩm thực vùng Tây Bắc chịu ảnh hượng rõ rệt bởi môi trường tự nhiên và yếu tố tôn giáo. Vùng này có động cỏ tự nhiên bao la, từ thời Tây Hán đến giữa nhà Thanh, chăn nuôi là ngành công nghiệp chính ở đây, loại cây trồng nông nghiệp chủ yếu là các cây gia vị.

Cơ cấu món ăn tương đối đơn giản, trước đây người ta ít ăn rau, nhưng lại thích ăn thịt nướng với thì là, ớt bột và các loại gia vị có vị mặn khác. Vùng đất rộng lớn nhưng dân cư thưa thớt, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số. Điều này cũng góp phần bổ sung thêm nhiều phong tục dân tộc vào văn hóa ẩm thực của Tây Bắc.

Khẩu vị đặc trưng: Chủ yếu là mặn, bổ sung thêm cay (tiêu) và các gia vị khác.

Khẩu vị đặc trưng vùng Trung lưu sông Hoàng Hà

Vùng Trung lưu sông Hoàng Hà gồm: Thanh Hải, Cam Túc, Nịnh Hạ, Sơn Tây.

Lịch sử và văn hóa của khu vực này rất huy hoàng. Trước thời Bắc Tống, từng là trung tâm của văn hóa Trung Quốc, trung tâm chính trị di chuyển gần như dọc theo tuyến Tây An – Lạc Dương – Khai Phong. Nông nghiệp ở đây được phát triển sớm nhất và toàn diện nhất, có đủ loại gia sức, ngũ cốc. Là vùng ăn được tất cả các loại ngũ cốc, thực phẩm như rau, trái cây rừng cũng rất phong phú.

Tuy nhiên, do sự phát triển quá mức của khu vực này, sức chứa đất đai giảm sút, nhiều thảm họa, chiến tranh, văn hóa ẩm thực ở đây đã dẫn đến một thực tế. Ngoài thói quen tiêu dùng xa xỉ của số ít người tầng lớp thượng lưu, hầu hết người dân ở đây đều duy trì truyền thống ăn thanh đạm và giản dị.

Các loại bánh ngọt và đồ ăn nhẹ ở vùng này rất đặc biệt, nhất là ở Thiểm Tây và Sơn Tây. Những món ăn vạt của Thiểm Tây phản ánh lòng tốt và sự sáng tạo của người dân. Sơn Tây có nhiều loại mì được mệnh danh là “nơi có thể ăn được 100 loại mi khác nhau”. Sử dụng nhiều loại nguyên liệu và nhiều phương pháp chế biến.

Khẩu vị vùng Trung lưu thiên về vị chua, cay, đậm đà nhưng vẫn nhạt hơn so vời vùng Đông Bắc và Bắc Trung Bộ.

Khẩu vị đặc trưng: Chua cay, hương vị nồng.

Khẩu vị đặc trưng từng vùng miền Trung Quốc
Ẩm thực Ninh Hạ

Khẩu vị đặc trưng vùng Bắc Kinh – Thiên Tân Trung Quốc

Kể từ triều đại nhà Nguyên, Minh và Thanh, người Mông Cổ. Người Hán và Mãn đã liên tiếp đặt thủ đô ở Bắc Kinh. Và từ đó Bắc Kinh cũng đã trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của đất nước.

Thiên Tân là thành phố có giao thông đường thủy, công nghiệp muối và thương mại phát triển. Tạo nên sự hội nhập kinh tế và văn hóa của tỉnh với Bắc Kinh. Sự phân cấp và sự thay đổi của nền ẩm thực đặc biệt rõ ràng. Từ những bữa ăn sang trọng, những bữa ăn đắt tiền. Đến những món ăn đường phố. Một nền văn hóa ẩn thực phân cấp độc đáo đã được hình thành trên khắp Trung Quốc.

Ảnh hưởng của kinh tế, chính trị vượt qua ảnh hưởng của môi trường tự nhiên đến phong cách ẩm thực. Nhưng ẩm thực vẫn chủ yếu dựa vào các vùng lân cận. Được bổng sung bởi những sản phẩm tốt nhất từ khắp mọi miện. Ẩm thực Bắc Kinh đã phức tạp và đa dạng đã đạt đến đỉnh. Có thể kể đến bữa tiệc Mãn Hán (32 món đặc sắc).

Khẩu vị đặc trưng: Chủ yếu là mặn.

Khau Vi Trung Quoc Thien Tan
Ẩm thực Thiên Tân

Khẩu vị đặc trưng vùng Hạ lưu sông Hoàng Hà

Vùng Hạ lưu sông Hoàng Hà gồm: Khu tự trị Mông Cổ, Thiểm Tây, Sơn Tây, Hà Nam, Sơn Đông,…

Hạ lưu sông Hoàng Hà thuộc vòng văn hóa Tề Lỗ (Sơn Đông), có di sản lịch sử và văn hóa phong phú. Nho giáo do Khổng Tử và Mạnh Tử đại diện có ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa truyền thống Trung Quốc. Vì vậy, ẩm thực ở khu vực này mang vị văn hóa đậm đà, nhưng hương sắc lại thanh đạm.

Cùng với ảnh hưởng của văn hóa biển và kênh đào lớn nhất Bắc Kinh – Hàng Châu, nơi đây đã trở thành nơi giao thoa văn hóa ẩm thực từ phía Bắc và phía Nam.

Ẩm thực Sơn Đông có ảnh hưởng lớn ở phía Bắc. Bán đảo Sơn Đông có nguồn thực phẩm đa dạng, đất, nước, ngũ cốc, rau, trái cây, cá, muối,… Tạo cơ sở để vùng này trở thành một trong 4 trường phái ẩm thực chính của Trung Quốc.

Khẩu vị đặc trưng: Mặn, cay (hành tỏi), tươi.

Khẩu vị đặc trưng vùng Trung lưu sông Trường Giang

Vùng Trung lưu sông Trường Giang gồm: Vũ Hán, Hồ Nam, Trường Sa, Nam Xương,….

Vùng này chủ yếu là núi thấp và đồng bằng, mạng lưới sông ngòi dày đặc, lượng mưa nhiều, bốn mùa rõ rệt. Lúa gạo, thủy sản, gia súc, gia cầm, trái cây và rau củ dồi dào. Nơi này cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa nhà Sở. Nhưng sau hơn 2 ngàn năm phát triển, văn hóa Giang Hán và Hồ Tương cũng đã chú trọng đến văn hóa ẩm thực ở đây.

Khẩu vị của Hồ Nam chú trọng nhiều đến đồ chua và cay. Trong đó đồ cay là thành phần chính. Hồ Nam có nhiều vùng núi hẻo lánh, ẩm ướt, thường xuyên ăn đồ chua nóng có thể xua tan bớt sự ẩm ướt, trừ lạnh, làm ấm dạ dày, tốt cho tỳ. Hơn nữa, thời xưa vận chuyển bất tiện nên vận chuyển muối và vùng núi cũng gặp nhiều khó khắn, nên người dân thích dùng đồ chua cay để làm gia vị.

Khẩu vị đặc trưng: Nóng, chua và hơi cay, không cay như Tây Nam Trung Quốc.

Khẩu vị đặc trưng từng vùng miền Trung Quốc
Ẩm thực Hồ Nam

Khẩu vị đặc trưng vùng Hạ lưu sông Trường Giang

Vùng Hạ lưu sông Trường Giang: Giang Tây, An Huy, Giang Tô, Thượng Hải.

Đây là vùng đất nổi tiếng về lúa gạo và cá của cả nước. Có sông hồ dày đặc, lúa gạo và thủy hải sản phong phú. Từ thời Tam Quốc, con người đã có thói quen ăn ngọt. Sau thời nhà Đường và Tống, khi trung tâm kinh tế và văn hóa của Đồng bằng miền Trung chuyển đến khu vực này. Đến thời nhà Minh và Thanh, nơi đây đã trở thành một khu vực thịnh vượng nhất cả nước. Và phát triển nhiều hương vị ẩm thực khác nhau như Dương Châu, Nam Kinh, Tô Châu, Thượng Hải và Hàng Châu.

Đồ ăn ở vùng Ngô Việt (Chiết Giang ngày nay) cũng mang đậm hương vị văn hóa, nhấn mạnh vào sự tinh tế, màu sắc, hình dáng, hương vị và sự hấp dẫn của mỗi trường phái ẩm thực. Giỏi về làm bánh ngọt, đồ ăn nhẹ, đồng thời kỹ năng cắt tỉa trái cây tốt nhất.

Ẩm thực Hoài Dương (Giang Tô) nhẹ nhàng và thơm ngon, chú trọng hương vị nguyên bản của nguyên liệu thô. Nguyên liệu chính nổi bật, kỹ năng dùng dao điêu luyện và các món thịt đa dạng,

Khẩu vị đặc trưng: Mặn, ngọt vừa phải. Nhưng đồ ngọt nổi bật hơn các vùng khác.

Khẩu vị đặc trưng vùng Tây Nam Bộ Trung Quốc

Vùng Tây Nam gồm: Trùng Khánh, Tứ Xuyên, Quý Châu, Vân Nam, khu tự trị Tây Tạng.

Ngoại trừ lưu vực Tứ Xuyên và các vùng nông nghiệp phát triển khác được phát triển sớm hơn. Thì phần lớn khu vực Tây Nam là núi cao và thung lũng, giao thông bất tiện, kết nối văn hóa còn yếu. Một nửa dân tộc thiểu số của toàn Trung Quốc đều tập trung ở đây.

Đất đai vùng Tây Nam cằn cỗi, năng suất thấp. Vùng đập nước và thung lũng có nhiều loại lúa, trong đó ngô là thực phẩm chủ yếu. Vì ngành trồng trọt kém phát triển nên sự đa dạng trong nguyên liệu ẩm thực cũng ít hơn.

Không khí ở đây ẩm ướt, chướng khí tràn ngập, để xua tan đi cái lạnh ẩm ướt này. Người dân Tây Nam rất thích uống rượu và ăn những thực phẩm có vị hăng, kích thích như tiêu, gừng, ớt khô,…

Môi trường tự nhiên của lưu vực Tứ Xuyên tương đối độc đáo. Đông ấm xuân đến sớm, nguồn nguyên liệu phong phú, nền văn hóa Ba Thục phát triển. Ẩm thực Tứ Xuyên cũng là một trong 4 trường phái ẩm thực chính của Trung Quốc. Ba Thục thích vị đậm đà, cay nồng, điều này tương tự các vùng khác ở Tây Nam.

Khẩu vị đặc trưng: tê cay, chua cay.

Khẩu vị đặc trưng từng vùng miền Trung Quốc
Ẩm thực Tứ Xuyên

Khẩu vị đặc trưng vùng Đông Nam Bộ Trung Quốc

Vùng Đông Nam gồm: Giang Tô, Thượng Hải, Chiết Giang, Phúc Kiến, Đài Loan, Giang Tây, An Huy, Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam,…

Vùng Đông Nam có đồi núi, giáp biển, lượng mưa dồi dào. Gạo là lương thực chủ yếu ở khu vực này và rau, trái cây, hải sản, gia súc, gia cầm rất phong phú. Khu vực này thích ăn cơm, coi trọng thực phẩm tươi sống, ưa chuộng trà và đồ uống.

Từ cuối thời nhà Thanh, những thay đổi lớn đã diễn ra trong chính trị và kinh tế. Cả Phúc Kiến, Quảng Đông đều có truyền thống buôn bán và kinh doanh ở nước ngoài. Điều này khiến ẩm thực ở đây mang tính chất thương mại hơn. Chú trọng các sản phẩm cao cấp quý hiếm và thích ăn thịt thú săn lạ.

Do thời tiết ở Lĩnh Nam khá nóng, người đổ nhiều mồ hội. Nên người ta thích uống canh để bổ dưỡng, hương vị nhẹ nhàng, thơm ngon. Ẩm thực Quảng Đông cũng trở thành một trong bốn trường phái ẩm thực lớn ở Trung Quốc.

Khẩu vị đặc trưng: thanh đạm, tươi.

Khau Vi Trung Quoc Giang To
Ẩm thực Giang Tô

Trên đây là những thông tin về khẩu vị đặc trưng của các vùng miền Trung Quốc. Ẩm thực Trung Quốc vô cùng phong phú và đang dạng. Vì vậy, rất nhiều món ăn đang chờ đợi các bạn ở phía trước để khám phá. Hocbongcis.vn chúc các bạn sẽ có trải nghiệm tuyệt vời với đồ ăn Trung Quốc.

  • Hotline: 0946606693 – 0868968032
  • Web: Hicampus.vn – Hocbongcis.vn
  • Group tra cứu thông tin: https://www.facebook.com/groups/335142910725705
  • Page: https://www.facebook.com/DuhocHiCampus