Học phí Đại học Văn Hiến 2024 là bao nhiêu đối với học cao học?

Năm 2024 công ty tôi có chính sách cấp học bổng cho nhân viên hiện tại đang ở bậc đại học tham gia chương trình cao học của Trường Đại học Văn Hiến. Học phí Đại học Văn Hiến 2024 là bao nhiêu với học cao học?

1. Học phí Đại học Văn Hiến 2024 là bao nhiêu với học cao học?

Căn cứ Thông báo nhập học kỳ tuyển sinh trình độ thạc sĩ đợt 2 năm 2023 thì các khoản phải nộp khi nhập học

– Phí nhập học: 1.000.000đ.

– Học phí đợt 1:

Ngành

Học phí toàn khóa

Số tín chỉ

Đơn giá

Thành tiền

Lý thuyết

Thực hành

Lý thuyết

Thực hành

Quản trị kinh doanh

79.000.000

12

0

1.600.000

750.000

19,200,000

Văn học Việt Nam

79.000.000

12

0

1.600.000

750.000

19,200,000

Quản trị dịch vụ du lịch & Lữ hành

79.000.000

12

0

1.600.000

750.000

19,200,000

– Chính sách học phí

Giảm học phí cho cựu sinh viên: Giảm 10% học phí toàn khóa cho cựu sinh viên khi học thạc sĩ. Áp dụng giảm 15% khi tham gia 1 hoạt động cấp Trường/năm hoặc 2 hoạt động cấp Khoa/năm và giảm 20% khi tham gia 2 hoạt động cấp Trường/năm hoặc 3 hoạt động cấp Khoa/năm. Các hoạt động này được tính trong thời điểm giảm.

Giảm 35% học phí toàn khóa đối với học viên ngành Văn học Việt Nam là giảng viên, giáo viên, phóng viên.

Trường chỉ áp dụng một chính sách cao nhất khi học viên là đối tượng được hưởng nhiều chính sách.

Trên đây là thông tin tham khảo về học phí trường Đại học Văn Hiến đối với trình độ thạc sĩ đợt 2 năm 2023. Đối với học phí Đại học Văn Hiến 2024 thì cần liên hệ trực tiếp nhà trường để được hướng dẫn chi tiết.

học phí Đại học Văn Hiến

File Word các Luật nổi bật và văn bản hướng dẫn thi hành (còn hiệu lực)

Học phí Đại học Văn Hiến 2024 đối với học cao học (Ảnh minh họa – Nguồn từ internet)

2. Thủ tục đăng ký xét tuyển

– Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển trực tiếp tại Trường, gửi qua đường Bưu điện hoặc đăng ký online tại địa chỉ https://sdh.vhu.edu.vn/.

– Hồ sơ đăng ký dự tuyển gồm:

+ Đơn đăng ký xét tuyển thạc sĩ (theo mẫu).

+ Sơ yếu lý lịch (theo mẫu, có xác nhận của cơ quan hoặc chính quyền).

+ Bản sao bằng tốt nghiệp đại học.

+ Bản sao bảng điểm toàn khóa đại học.

+ Bản sao bằng đại học ngoại ngữ hoặc chứng chỉ ngoại ngữ.

+ Bản sao Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có).

+ Bảng sao chứng minh nhân dân/căn cước công dân.

+ 02 ảnh 3×4, mới chụp trong 06 tháng trở lại.

– Lệ phí:

+ Lệ phí xét hồ sơ: 500.000 đồng/hồ sơ.

+ Lệ phí học bổ túc kiến thức: 1.000.000 đồng/môn.

3. Kế hoạch đào tạo và các điều kiện hỗ trợ của Trường Đại học Văn Hiến

– Hình thức đào tạo: Chính quy, tập trung.

– Thời gian đào tạo dự kiến: 1,5 năm đối với định hướng ứng dụng và 2,0 năm đối với định hướng nghiên cứu.

– Thời gian học: Tối thứ 6, cả ngày thứ 7, chủ nhật hoặc vào các buổi tối từ thứ 2 đến thứ 6 trong tuần (sáng: 07h30-11h50; chiều: 13h00-17h20; tối: 18h00-21h30).

– Phòng học được gắn máy lạnh, trang thiết bị hiện đại phục vụ tốt yêu cầu dạy, học.

– Đội ngũ giảng viên chọn lọc, tận tâm, có uy tín và giàu kinh nghiệm. Ngoài ra, Nhà trường còn mời giảng viên thỉnh giảng từ các trường đại học danh tiếng, các doanh nhân có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng.

– Chương trình đào tạo theo tín chỉ linh hoạt.

– Được đảm bảo các điều kiện về chất lượng đào tạo và chuẩn đầu ra của Trường.

– Hỗ trợ 15% học phí toàn khóa cho CSV khi tham gia hoạt động của Hội và 10% nếu không tham gia hoạt động của Hội khi học thạc sĩ.

– Hỗ trợ 35% cho giáo viên, phóng viên có tham gia NCKH hoặc hỗ trợ Nhà trường trong công tác truyền thông khi học thạc sĩ, tiến sĩ ngành Văn học Việt Nam.

– Hỗ trợ học phí cho thí sinh đăng ký học theo nhóm.

Thí sinh xem thông tin chi tiết về tuyển sinh của trường Đại học Văn Hiến tại

website: https://sdhdtqt.vhu.edu.vn/.

4. Chi phí cấp học bổng cho nhân viên có được tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định:

Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm, chi phí mua để có và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại, lợi thế kinh doanh không phải là tài sản cố định vô hình mà được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tối đa không quá 3 năm theo quy định của Luật thuế TNDN.

Ngoài ra, khoản 1 và khoản 2.30 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC cũng có quy định các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau:

– Doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

+ Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

+ Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

– Doanh nghiệp được trừ khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề nghiệp cho người lao động bao gồm:

+ Chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, thiết bị dùng để hoạt động giáo dục nghề nghiệp, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học.

+ Chi phí đào tạo của doanh nghiệp cho người lao động được tuyển dụng vào làm việc tại doanh nghiệp.

Như vậy, theo quy định trên thì chi phí cấp học bổng cho nhân viên được xem là chi phí đào tạo nhân viên làm việc tại doanh nghiệp được đưa vào khoản chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định.