Không lên đèn trong đám cưới có được không?

Lễ lên đèn trong đám cưới hay còn gọi là Lễ Thượng đăng là một phong tục bắt buộc trong đám cưới, đặc biệt là người miền Nam. Người xưa quan niệm đám cưới dù lớn nhỏ như thế nào cũng phải có nghi thức lên đèn vì những ý nghĩa tốt đẹp của nó. Tuy nhiên việc lên đèn cũng mang nhiều điềm gỡ khiến nhiều gia đình sợ nghi thức này. Vậy bỏ qua Lễ lên đèn trong đám cưới có được không?

len-den-trong-dam-cuoi

Lễ lên đèn trong đám cưới là gì?

Lễ lên đèn còn có một tên gọi khác là Lễ thượng đăng. Đây là một trong những nghi lễ đám cưới quan trọng nhất của người Nam Bộ. Theo phong tục thì nhà trai sẽ mang sang nhà gái một cặp đèn cầy long phụng trong ngày rước dâu. Cặp đèn cầy này thường có màu đỏ, có kích thước rất to và trùng với chân đèn bên phía nhà gái. Thân 2 ngọn đèn cầy này có khắc hình long phụng uốn quanh cây đèn tượng trưng cho cô dâu và chú rể.

Ý nghĩa của nghi thức lên đèn trong đám cưới

Lễ lên đèn vốn dĩ chứa đựng trong mình rất nhiều ý nghĩa nhân văn khác nhau được ông cha ta đúc kết từ rất lâu đời. Lễ lên đèn trong đám cưới là dịp, là cơ hội để đôi tân lang tân nương chính thức xin phép ông bà tổ tiên ủng hộ cho tình yêu đôi lứa, kết duyên vợ chồng và từ nay sẽ bước vào cuộc sống hôn nhân.

Lễ lên đèn trong đám cưới còn nhằm thể hiện tình cảm hiếu kính, biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, ông bà và cha mẹ đã sinh thành, dưỡng dục và “dựng chồng gả vợ” khi con cháu lớn khôn. Ngọn lửa đèn cầy cũng nhắc nhở đôi vợ chồng mới phải giống như ngọn đèn lửa cháy rực, luôn ấm áp .

Cách tiến hành lên đèn trong đám cưới

Nhà trai và nhà gái phải thống nhất trước có làm lễ lên đèn trong ngày cưới không. Nếu có, nhà trai phải chuẩn bị thêm một mâm quả đôi đèn khi đi rước dâu, còn nhà gái chuẩn bị một cặp chân đèn đặt sẵn trên bàn thờ gia tiên. Lưu ý kích cỡ đèn cầy phải khớp với kích cỡ chân đèn nhé!

Mâm quả ngày cưới nhà trai cần chuẩn bị những gì? Xem tại đây https://jovian.vn/mam-qua-cuoi-hoi-chuan-3-mien/

Sau khi mở quả, cặp đèn Long Phụng sẽ được cô dâu chú rể hoặc hai bác đại diện nhận và gắn lên chân đèn trên bàn thờ. Tùy gia đình sẽ thắp nến trước rồi mới dâng lên bàn thờ hoặc ngược lại, dâng lên bàn thờ rồi mới thắp đèn (thường sử dụng cách này nhiều hơn để nến khó bị tắt hơn. Sau khi lên đèn, dâu rể đốt nhang cho gia tiên và tiếp tục các nghi lễ khác.

Tuy nhiên trong quá trình làm lễ phải lưu ý để đèn luôn cháy. Chính vì vậy, khi thực hiện nghi thức lên đèn, người ta thường hay tắt hết quạt máy, đóng cửa sổ lại để tránh gió làm cho đèn bị tắt.

Những điềm xấu trong lúc làm lễ lên đèn trong đám cưới?

Mặc dù đây là nghi thức mang ý nghĩa tốt đẹp, chúc phúc cho đôi uyên ương nhưng cũng mang những điềm gở không may.

  • Nếu đôi đèn cháy bên cao bên thấp thì vợ chồng sẽ hiếp đáp nhau, bên cháy cao lấn át bên cháy thấp.
  • Nếu một bên đèn bị tắt trong lúc đang làm lễ, dân gian cho rằng cặp đôi sẽ không bên nhau tới răng long đầu bạc.

Vậy nên để tránh những điềm xấu không tốt, ngày nay nhiều gia đình đã lược bỏ qua phần lễ lên đèn này.

Không lên đèn trong đám cưới có được không?

Do nhiều quan điểm khác nhau trong việc lên đèn nên khiến nhiều gia đình hoang mang không biết có nên lên đèn trong đám cưới hay không. Nhất là khi một trong hai nhà yêu cầu có nghi thức lên đèn nhưng nhà còn lại do kiêng kỵ không đồng ý thì lại gây ra bất đồng không đáng có trong lúc chuẩn bị cho đám cưới. Vậy nên chỉ thực hiện lễ lên đèn trong đám cưới khi hai bên gia đình vui vẻ chấp thuận và xem đó là một nét đẹp trong ngày cưới, không đặt nặng vấn đề cổ hủ, mê tín. Và không lên đèn trong đám cưới vẫn được, không ảnh hưởng đến hạnh phúc tương lai của dâu rể sau này đâu nhé.

Hy vọng bài viết trên đã giúp dâu rể đã có câu trả lời có nên lên đèn trong ngày cưới hay không. Jovian chúc các bạn sẽ có một đám cưới thật hạnh phúc nhé. Xem nhiều bài viết hữu ích hơn tại :

https://jovian.vn/category/tin-tuc/

Follow Us:

https://www.facebook.com/JovianStudioTL

https://www.facebook.com/jovianwedding/