Mẹ đang cho con bú có tẩy giun được không?

2.3 Nhiễm giun sán đặc biệt

Trong trường hợp nhiễm một số loại giun nguy hiểm, mẹ không chỉ ngừng cho bé bú mà còn phải đi khám và điều trị ngay. Vậy những loại giun nào được coi là nguy hiểm? Có thể kế đến như sán dải bò (Taenia saginata) hoặc sán lá phổi (Paragonimus westermani)

  • Bệnh sán lá phổi: Bệnh do 40 loài thuộc giống Paragonimus ký sinh trong phổi hoặc màng phổi gây ra. Triệu chứng: đau bụng tiêu chảy, thậm chí có thể gây tổn thương cho thận, gan… và dẫn đến các biến chứng khác.
  • Bệnh sán dải bò (sán dây bò): Sán dây bò là một loại ký sinh trùng lưỡng tính ký sinh ở người, chủ yếu là loại sán dây trưởng thành. Triệu chứng: cơ thể suy yếu, viêm ruột, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, bệnh nhân có thể đi ngoài phân lỏng, chóng mặt, đau đầu, ăn không ngon miệng…

Với trường hợp đang điều trị, bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ cụ thể liệu đang cho con bú có tẩy giun được không nhé.

2.4 Khi nào mẹ cần gặp bác sĩ?

Sau khi biết đang cho con bú có tẩy giun được không, mẹ lưu ý một số dấu hiệu nhiễm giun nặng, dai dẳng để đi khám bác sĩ:

  • Giảm cân không đến từ nguyên nhân tăng tập, giảm ăn.
  • Ăn không thấy ngon.
  • Khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc.
  • Nhiễm trùng da xung quanh hậu môn.

3. Một số loại thuốc tẩy giun phù hợp với mẹ bỉm đang cho con bú

Dưới đây là một số loại thuốc tẩy giun thông dụng. Hãy cùng điểm qua những thành phần có trong thuốc để biết khi dùng, mẹ có nên cho con bú.

3.1 Thuốc tẩy giun Piperazin

Thuốc tẩy giun Piperazin được sử dụng rất phổ biến. Theo các báo cáo, Piperazin có thể đi vào sữa mẹ nhưng vẫn chưa thể xác định chính xác hàm lượng là bao nhiêu. Vậy mẹ đang con bú có tẩy giun bằng Piperazin được không? Theo khuyến cáo của các chuyên gia:

  • Trường hợp mẹ buộc phải dùng thuốc thì nên uống sau khi đã cho con bú.
  • Sau khi uống thuốc, sữa của mẹ cần được vắt và bỏ đi trong 8 giờ tiếp theo.

Ở hầu hết các bệnh nhân, Piperazine không gây phản ứng có hại nhưng vẫn ghi nhận một số tác dụng phụ ngoài mong muốn: