Nên đăng ký kết hôn trước hay sau đám cưới một trong những thắc mắc điển hình của các bạn trẻ khi chuẩn bị tính đến việc xác lập quan hệ vợ chồng.
Khi tình yêu xuất phát từ tình cảm tự nguyện thì kết hôn cũng dựa trên tinh thần tự nguyện của hai bên nam, nữ.
Bạn đang xem: Nên đăng ký kết hôn trước hay sau đám cưới?
Theo quy định của pháp luật việc kết hôn do hai bên nam nữ tự nguyện tiến hành khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện đăng ký kết hôn và đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền.
Vậy, khi nào thì được đăng ký kết hôn? Nên đăng ký kết hôn trước hay sau đám cưới?
Để trả lời cho câu hỏi này hãy cùng Luật Quang Huy tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
1. Khi nào được đăng ký kết hôn
Theo khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, kết hôn được hiểu là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau, theo quy định pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
Như vậy, để được pháp luật thừa nhận là vợ chồng thì nam, nữ phải đáp ứng được điều kiện kết hôn và tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
Theo đó, chiếu theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Luật này thì điều kiện kết hôn được quy định như sau:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
Từ những quy định trên đây, pháp luật không có quy định cụ thể nào về việc khi nào thì được đăng ký kết hôn và bắt buộc nam nữ phải đăng ký kết hôn tại thời điểm cụ thể nào cả.
Xem thêm : Công dụng của hoa đậu biếc là gì?
Pháp luật cũng không đặt ra quy định nào quy định đăng ký kết hôn trước hay sau đám cưới.
Mà việc đăng ký kết hôn sẽ do hai bên nam nữ tự nguyện quyết định.
Khi đến một thời điểm thích hợp, cả hai bên nam nữ đủ điều kiện đăng ký kết hôn và có yêu cầu đăng ký kết hôn thì đến cơ quan có thẩm quyền tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn, xác lập quan hệ vợ chồng.
2. Tại sao cần phải đăng ký kết hôn?
Có nhiều người cho rằng khi tổ chức đám cưới là đã công khai cho toàn bộ mọi người biết về mối quan hệ vợ chồng của mình.
Vậy nên, việc đăng ký kết hôn là hoàn toàn không cần thiết.
Tuy nhiên, quan niệm này là sai lầm.
Việc đăng ký kết hôn là vô cùng quan trọng để xác nhận quan hệ vợ chồng.
Nếu như nam nữ chỉ tổ chức đám cưới mà không đăng ký kết hôn, thì cuộc hôn nhân này sẽ không phát sinh quan hệ vợ chồng hợp pháp và không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.
Trong trường hợp nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 nhưng không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng.
Điều này đồng nghĩa với việc chế độ một vợ một chồng không được nhà nước bảo hộ.
Trừ những trường hợp nam nữ chung sống với nhau trước ngày 03/01/1987, mặc dù không đăng ký kết hôn nhưng vẫn được Nhà nước công nhân là vợ chồng hợp pháp.
Trường hợp nam nữ chung sống với nhau nhưng không đăng ký kết hôn thì vấn đề tài sản, con cái hình thành trong thời kỳ nam nữ sống chung giải quyết như sau:
- Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.
- Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên. Trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Chính vì thế, việc đăng ký kết hôn không chỉ là việc gắn kết mối quan hệ vợ chồng chặt chẽ hơn về mặt tình cảm mà còn là cơ sở để pháp luật thừa nhận và bảo đảm được tất cả các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ vợ chồng.
3. Nên đăng ký kết hôn trước hay sau đám cưới
Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình đã trình bày ở trên để được pháp luật công nhận là vợ chồng hợp pháp, phải làm thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Xem thêm : Top 21 bài hát tiếng Anh hay nhất mọi thời đại
Còn đám cưới là một trong những nghi lễ quan trọng của con người, nó đánh dấu một bước quan trọng của đôi nam nữ trong việc tiến đến hôn nhân, tiến đến xây dựng một mái ấm gia đình riêng cho mình.
Ở Việt Nam, các đôi vợ chồng trước khi dọn về chung sống cùng nhau sẽ tổ chức đám cưới, là phong tục tập quán lâu đời, mục đích để thông báo với họ hàng, hàng xóm, láng giềng cũng như bạn bè gần xa mối quan hệ chính thức giữa hai người.
Tuy nhiên, vì lý do cá nhân, một số trường hợp có thể tổ chức đám cưới sau một khoảng thời gian dài khi đã làm thủ tục đăng ký kết hôn.
Như vậy, đăng ký kết hôn có thể được tiến hành trước hoặc sau đám cưới tùy thuộc vào suy nghĩ và hoàn cảnh của mỗi người.
Quyền kết hôn là quyền cá nhân được pháp luật thừa nhận và bảo vệ quan hệ hôn nhân.
Đây không phải là nghĩa vụ bắt buộc nên mọi người có thể thực hiện quyền kết hôn của mình bất cứ lúc nào khi đủ điều kiện kết hôn pháp luật đặt ra.
Hiện nay, kết hôn là thủ tục được pháp luật thừa nhận mối quan hệ vợ chồng hợp pháp.
Chỉ thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có giá trị pháp lý và được pháp luật thừa nhận.
Các nghi lễ kết hôn khác theo phong tục tập quán, nghi thức tôn giáo không được pháp luật điều chỉnh, không có giá trị pháp lý.
Do đó, việc đăng ký kết hôn trước hay sau đám cưới không vi phạm quy định của pháp luật hiện hành.
4. Cơ sở pháp lý
- Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về thắc mắc liên quan đến nên đăng ký kết hôn trước hay sau đám cưới.
Nếu nội dung tư vấn còn chưa rõ, có nội dung gây hiểu nhầm hoặc có thắc mắc cần tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể kết nối tới Tổng đài tư vấn ly hôn thuận tình trực tuyến 24h qua Hotline 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.
Trân trọng./.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp