Danh dự là một trong những yếu tố dùng để đánh giá con người. Đây được xem là phẩm chất cao quý, là thước đo giúp chúng ta nhận được sự tôn trọng và lòng tin của người khác. Vậy danh dự là gì và phải làm gì khi bị người khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm?
1. Danh dự là gì?
1.1 Khái niệm danh dự
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định hay khái niệm cụ thể về danh dự. Nhưng nó được xã hội coi trọng, được Hiến pháp, pháp luật công nhận và bảo vệ, không ai có quyền xâm phạm.
Bạn đang xem: Danh dự là gì? Nhân phẩm và danh dự có mối quan hệ gì?
Danh dự được hiểu đơn giản là sự tôn trọng của dư luận xã hội đối với một cá nhân, tổ chức dựa trên giá trị tinh thần, đạo đức tốt đẹp. Đây cũng là tiền đề khẳng định vai trò và uy tín của con người.
1.2 Danh dự tiếng Anh là gì?
Danh dự khi dịch sang tiếng Anh có thể là “honour”.
Ví dụ về danh dự trong tiếng Anh như sau: I swore an oath of honour, never to abandon you (Tôi đã thề lời thề danh dự, không bao giờ từ bỏ bạn).
Xem thêm: Ý nghĩa của nhân phẩm đối với đạo đức cá nhân của mỗi người Vai trò của đạo đức trong xã hội hiện đại là gì? Biểu hiện và ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống
2. Danh dự và nhân phẩm có mối quan hệ gì?
Có thể nói, danh dự và nhân phẩm có mối tương quan chặt chẽ với nhau. Chúng hỗ trợ lẫn nhau, tạo nên giá trị của mỗi con người. Nhân phẩm là giá trị làm người, tiêu chuẩn đánh giá mức độ tốt xấu của cá nhân trong xã hội. Nó bao gồm phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm, lòng tự trọng, tính trung thực,… Còn danh dự là kết quả của quá trình xây dựng, bảo vệ nhân phẩm.
Không những thế, theo Điều 20 Luật Hiến pháp 2013, danh dự và nhân phẩm đều là quyền được pháp luật thừa nhận, bảo vệ.
Người có danh dự không chỉ biết gìn giữ nhân phẩm mà còn khiến bản thân được mọi người công nhận thông qua các hoạt động đóng góp không mệt mỏi, ngừng nghỉ cho xã hội. Khi biết bảo vệ danh dự của bản thân, mỗi cá nhân sẽ tiếp thêm động lực, sức mạnh tinh thần để làm nhiều việc có ích, tránh xa điều xấu.
Tiền bạc mất đi có thể kiếm lại được. Tuy nhiên, khi cá nhân đánh mất danh dự, nhân phẩm là mất đi phẩm chất, giá trị làm người. Họ có thể đánh mất lòng tin của mọi người, bị cô lập, gặp khó khăn trong việc tạo dựng mối quan hệ xã hội. Vì vậy, việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm là rất quan trọng. Để làm được điều đó, chúng ta cần tuân thủ các nguyên tắc đạo đức, hành xử đúng mực và tránh những hành động gây tổn thương đến người khác.
Hơn thế nữa, chúng ta còn cần nuôi dưỡng một trái tim chân thành, trung thực. Hãy học cách sống vì người khác, đừng chỉ biết nghĩ cho mình. Con người chỉ thật sự hạnh phúc khi mang lại niềm vui cho những người xung quanh.
Xem thêm: Vì sao con người sống trên đời nhất định phải có lòng tự trọng? Làm thế nào để có lối sống đẹp như những bông hoa tô điểm cho cuộc đời Học cách sống tử tế để tạo ra được sức mạnh to lớn trong xã hội
3. Biểu hiện của một người có danh dự
Danh dự là một phẩm chất đáng quý, cao đẹp mà con người luôn hướng tới. Người có danh dự luôn được xã hội tôn trọng vì có các phẩm chất tốt, đáp ứng các tiêu chuẩn đạo đức và cách hành xử đúng đắn.
Trong cuộc sống, người có danh dự là người trung thực, chân thành và biết tôn trọng, luôn giữ lời hứa và đối xử công bằng với mọi người. Họ có lòng tự trọng nhưng không tự cao, tự đại hay kiêu ngạo, không ghen tỵ, đố kỵ người khác.
Những người có danh dự luôn đề cao giá trị của nhân phẩm, coi đó là một tài sản quý giá trong cuộc sống và sẵn sàng bảo vệ nó bằng mọi cách. Tất cả những đức tính này tạo nên một bức tranh hoàn hảo của người có danh dự – một người đáng kính và đáng tin cậy trong mắt mọi người.
Xem thêm : Size quần 34 tương đương size gì? Hướng dẫn chọn size quần jean
Dưới đây là một số biểu hiện của một người có danh dự trong xã hội:
- Trách nhiệm: Người có danh dự thường sống có trách nhiệm với bản thân và xã hội. Họ luôn sống và làm việc theo ý thức, nguyên tắc mà chính mình đặt ra để tránh vướng phải những chuyện xấu.
- Tận tụy: Họ sống hết mình vì cuộc sống, cộng đồng và không ngừng cống hiến, làm việc có ích cho xã hội.
- Trung thực: Người có danh dự biết giữ lời hứa, nói sự thật, không gian dối hay lừa gạt người khác để đạt được lợi ích cá nhân.
- Tôn trọng: Tôn trọng, quan tâm mọi người và không bao giờ có hành động, lời nói xúc phạm nhân phẩm, danh dự của bất kỳ ai.
- Công bằng: Họ đối xử công bằng, không phân biệt đối xử với bất kỳ ai. Họ dùng trái tim chân thành để yêu thương và giúp đỡ mọi người.
Tóm lại, những người có danh dự thường sống một cuộc đời ý nghĩa, nhận được sự tôn trọng và đánh giá cao về mặt phẩm chất đạo đức từ mọi người. Vì vậy, họ luôn có vị trí và vai trò quan trọng trong cuộc sống.
Xem thêm: 12 thói quen đơn giản này sẽ giúp bạn tốt hơn mỗi ngày, hãy thử xem nhé! Sức mạnh và ý nghĩa của tình yêu thương giữa người với người trong cuộc sống hiện nay Ý nghĩa của cách sống cống hiến là gì mà lại được xã hội trân trọng đến thế?
4. Vai trò của danh dự đối với con người
Danh dự của con người là gì mà chúng ta phải gìn giữ và cố gắng trở thành người trọng danh dự? Có lẽ đây là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc và quan tâm nhất. Bởi nếu hiểu đơn thuần danh dự là sự đánh giá của người khác thì không cần pháp luật công nhận và bảo vệ.
Danh dự có tầm ảnh hưởng rất lớn với cuộc đời của mỗi người. Danh dự chính là cơ sở để nhận biết độ uy tín, phẩm chất của mỗi cá nhân. Nếu một người có danh dự có thể giúp họ nhận được sự tôn trọng, ủng hộ và tin tưởng từ người khác. Đồng thời, họ còn tiếp cận và đạt được nhiều cơ hội hơn trong cuộc sống.
Danh dự là phẩm chất quan trọng để khẳng định giá trị đạo đức, tinh thần và lối sống đẹp của con người. Bởi người có danh dự sẽ được xã hội tôn trọng, tin tưởng và giao cho nhiều trọng trách lớn.
Ngược lại, người không có danh dự sẽ không có sự tôn trọng và đánh giá tốt của người khác. Từ đó, gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm, xây dựng mối quan hệ hoặc thậm chí là gây ra các vấn đề pháp lý.
Ngoài ra, danh dự cũng có ảnh hưởng đến tình cảm và mối quan hệ của mỗi người trong xã hội. Người có danh dự là người có đức tính và phẩm chất tốt, giúp tạo nên mối quan hệ thân thiết với người khác. Họ là người đáng tin cậy và chân thành, có thể thu hút được nhiều bạn bè, đồng nghiệp trong cuộc sống.
5. Quy định của pháp luật về những hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm người khác
Nhà nước đã ban hành các quy định để bảo vệ danh dự, nhân phẩm của mỗi cá nhân, tổ chức. Tùy theo tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi xúc phạm danh dự người khác mà các mức xử phạt hành chính, hình sự và bồi thường thiệt hại khác nhau.
5.1 Về xử phạt hành chính
Theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP xử phạt hành chính với các hành vi xúc phạm, bôi nhọ danh dự người khác nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Đối với người thi hành công vụ:
Căn cứ Điều 21, phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng với người có lời nói, hành vi lăng mạ, đe dọa, xúc phạm nhân phẩm, danh dự người thi hành công vụ.
- Đối với thành viên trong gia đình:
Theo quy định tại Điều 54:
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với hành vi chì chiết, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên trong gia đình.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với những hành vi như tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm; sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình; phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.
Đối với các trường hợp khác:
Xem thêm : BẢNG TIÊU CHUẨN CHÓ H’MÔNG CỘC ĐUÔI
Căn cứ Điều 7, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác.
5.2 Về xử lý hình sự
Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Tội làm nhục người khác
Căn cứ Điều 155 của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017), phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm người có hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự người khác.
Mức phạt cao nhất cho tội danh này là phạt tù từ 2 năm đến 5 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề, làm công việc nhất định và cấm đảm nhiệm chức vụ từ 1 năm đến 5 năm.
- Tội vu khống
Theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017), người bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm.
Mức phạt cao nhất có thể lên đến 3 năm đến 7 năm tù giam. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
- Xúc phạm danh dự người khác trong một số trường hợp đặc biệt
Theo Điều 391 của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017), phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 2 năm người xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của Thẩm phán, Hội thẩm, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác hay người tham gia phiên tòa, phiên họp. Mức phạt tối đa đối với tội danh này là phạt tù từ 1 năm đến 3 năm.
Điều 397 của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017) quy định người nào trong quan hệ công tác có hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh sự đồng đội thì phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Mức phạt cao nhất là phạt tù từ 2 năm đến 5 năm.
5.3 Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Khi người có hành vi xúc phạm danh dự người khác, ngoài những biện pháp xử phạt trên còn phải bồi thường cho người bị hại.
Điều 592 của Bộ luật Dân sự 2015 quy định, thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; thiệt hại khác do luật quy định.
Người phạm tội phải bồi thường thiệt hại theo quy định trên và một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người bị hại gánh chịu. Mức bồi thường sẽ do hai bên thỏa thuận. Nếu hai bên không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Xem thêm: Bản chất của body shaming là “bạo lực bằng lời nói” và câu nói này gây xúc phạm nghiêm trọng Đừng tự ‘bôi bẩn nhân cách’ của mình bằng cách ‘phán xét’ người khác
6. Ca dao tục ngữ về danh dự
Từ ngàn xưa, ca dao tục ngữ đã trở thành một thể loại văn học dân gian phổ biến của Việt Nam với nhiều chủ đề gắn liền tâm tư tình cảm, kinh nghiệm sống của cha ông ta. Đây là dòng suối nguồn tình cảm, giúp che chở và nuôi dưỡng tâm hồn con người. Những câu ca dao tục ngữ về danh dự thể hiện sâu sắc đời sống tinh thần và tư tưởng của người dân. Từ đó, chúng ta rút ra được bài học quý giá cho bản thân.
- Danh dự quý hơn tiền bạc.
- Chết đứng còn hơn sống quỳ.
- Chết vinh còn hơn sống nhục.
- Đường mòn nhân nghĩa không mòn.
- Đói miếng hơn tiếng đời.
- Ăn một miếng tiếng một đời.
- Áo rách cốt cách người thương.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp