Danh sách này được sắp xếp theo thứ tự được người dùng trên internet tìm kiếm giảm dần.
Rau cải bó xôi
Những tên gọi khác của cải bó xôi là: rau pố xôi, bắp xôi
Bạn đang xem: 11 Loại rau cải phổ biến hay được dùng trong nấu ăn
Cải bó xôi hay còn gọi là rau chân vịt – nổi tiếng trong bộ phim hoạt hình thủy thủ Popeye. Cải bó xôi chứa nguồn axit béo thực vật omega 3 dồi dào cùng hàm lượng vitamin A, K, D, E và các loại khoáng chất khác.
Thường xuyên ăn cải bó xôi giúp bạn có 1 hệ tiêu hóa khỏe mạnh, phòng chống ung thư và chống viêm, hạn chế bệnh béo phì, sáng mắt và chắc xương.
Người bị sỏi thận và người mắc các bệnh về thận không nên ăn quá nhiều cải bó xôi vì nó chứa nhiều axit oxalic.
Rau bắp cải
Bắp cải là loại rau chủ lực trong họ Cải, rất quen thuộc ở Việt Nam. Bắp cải có 2 loại chính là bắp cải xanh và bắp cải tím.
Bắp cải có quanh năm nhưng nhiều nhất là mùa đông vì nó thích hợp với khí hậu lạnh.
Rau cải thìa
Cải thìa khá giống với cải ngọt nhưng “bụ bẫm” hơn cải ngọt. Mềm nhũn hơn cải ngọt. Cải thìa còn có những tên gọi khác là: cải chíp, cải bẹ trắng.
Rau cải xoăn
Rau cải xoăn chính là cải Kale. Nếu bạn nghe nói ở đâu đó về danh hiệu “nữ hoàng của các loại rau xanh” thì đó chính là cải xoăn. Chúng có thể có màu xanh hoặc tím, lá xoăn tít, cuống dài.
Cải xoăn có 4 loại chính là: Curly kale, Lacinato kale, Redbor kale, Cải xoăn Nga hay cải xoăn Siberia.
Xem thêm : Tại sao huyết áp lại quan trọng?
Cải xoăn có vị hơi đắng nhưng lại có nhiều tác dụng với sức khỏe có thể kể đến như: tăng cường sức khỏe tim mạch, hỗ trợ điều trị đái tháo đường, hỗ trợ giảm cân, phòng chống ung thư, rất tốt cho mắt/da/tóc và xương. Phụ nữ mang thai ăn rau cải xoăn giúp tăng lượng máu đến tử cung đồng thời hàm lượng axit folic cao trong cải xoăn giúp thai nhi khỏe manh, phòng chống dị tật bẩm sinh.
Cải xoăn thường được chị em dùng làm sinh tố, nước ép, nấu súp, nấu canh với cà rốt, làm salad, xào với thịt bò nhằm mục đính ăn giảm cân. Người có chế độ ăn Eat clean không thể không biết tới cải xoăn.
Rau cải ngọt
Cải ngọt đứng đầu danh sách nhà họ cải vì tính phổ biến. Dễ ăn và dễ trồng. Không có hương vị lạ nên thích hợp với hầu hết mọi đối tượng. Cũng chính vì thế mà nó có tên là cải ngọt.
Về giá trị dinh dưỡng, các loại rau nói chung đều có đặc điểm là giàu chất xơ nên rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Cải ngọt có tính mát giúp thanh nhiệt, giúp xương chắc khỏe, bảo vệ gan, chống mỡ trong gan, ngừa bệnh bướu cổ, tăng sức đề kháng và ngăn ngừa bệnh Gout (gút)…
Cải ngọt thường được dùng để nấu xanh, làm rau xào, luộc, làm rau nhúng lẩu.
Những ai không nên hoặc hạn chế ăn cải ngọt: người bị đau dạ dày, người bị sỏi thận, người bị viêm đường tiêu hóa.
Rau cải thảo
Nhắc đến cải thảo là nhắc đến kim chi vì đây là loại rau được dùng để làm kim chi, còn gọi là kim chi cải thảo – món ăn nổi tiếng của nền ẩm thực Hàn Quốc.
Ngoài kim chi, cải thảo cũng được dùng để nấu canh, xào thịt bò, xào nấm, ăn lẩu cũng rất nên có cải thảo để nhúng lẩu… Tuy nhiên bà bầu cần hạn chế, ăn nhiều có thể bị khó tiêu, dị ứng, trào ngược không tốt cho cả mẹ và bé. Người bị bệnh thận, đau dạ dày, viêm đường tiêu hóa cũng không nên ăn quá nhiều cải thảo.
Rau cải xoong
Cải xoong có độ giòn, ăn khá rất ngon nhưng nếu chưa quen có thể hơi có vị đắng và hăng. Giống như bắp cải và củ cải trắng, mùa đông là mùa rau cải xoong. Loại này có 2 loại xanh và tím (còn gọi là cải xoong Nhật) được nhiều người ưa chuộng.
Xem thêm: Những món ăn từ cải xoong
Rau cải ngồng
Xem thêm : Có được mang rượu lên máy bay
Cải ngồng thuộc lớp cải thìa bên trên nhưng có thân, lá mọc ra từ 2 bên và rất dễ có hoa màu vàng (gọi là cải ngồng hoa vàng). Loại rau này có nhiều ở Trung Quốc, tên tiếng Quảng Đông của nó dịch ra tiếng Việt nghĩa là “trái tim của rau”.
Rau cải bẹ xanh
Cải bẹ xanh hay cải xanh, cải cay, giới tử… là những tên gọi khác của loại cải này. Loại này có nhiều giống. Giống cải bẹ xanh dày mình, lá to bạn rất hay gặp chính là loại cải bẹ để muối dưa mà chúng ta hay ăn. Còn loại cải bẹ xanh thân nhỏ, lá mỏng thường được dùng để nấu canh ngao, canh hến rất ngọt nước.
Rau cải cúc
Rau cải cúc có vị hắc rất khó ăn với người mới nhưng khi đã quen thì rất có thể “bị nghiện” vì rất ngon.
Tên gọi khác của cải cúc là tần ô, rau cúc, cúc tần ô, đồng cao, xuân cúc.
Trong số các loại rau cải trong bài viết này thì cải cúc được đánh giá là loại rau cải có nhiều tác dụng nhất với sức khỏe. Chúng vừa là rau vừa là thuốc, được gọi quá lên là thần dược khi mà có thể trị cảm cúc, chữa ho dai dẳng ở người lớn, chữa đau đầu, rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, trị đau mắt, hạ huyết áp, chữa thiếu sữa sau sinh, tiêu chảy, hoa mắt chóng mặt…
Cải cúc cũng có quanh năm nhưng mùa cải cúc là tháng 2-3 (vụ đông xuân) và tháng 8-9 (vụ xuân hè).
Cải cúc chủ yếu được dùng để nấu canh cải cúc với cà chua (phổ biến nhất), dùng để nhúng lẩu. Ngoài ra có thể nấu tôm, luộc hoặc xào.
Rau cải trời
Rau cải trời hay kim đầu te là 1 loại rau cải thuộc họ Cúc, ít phổ biến và ít được dùng trong nấu ăn hàng ngày. Là 1 vị thuốc Nam chữa bướu cổ, ăn không tiêu, táo bón, lao hạch. Cây non có thể ăn sống với cháo nóng, chấm với thịt kho, cá kho, xào với thịt trâu, thịt bò, chim rừng, rắn, ếch…
Trên đây là danh sách các loại rau cải thường được dùng trong nấu ăn. Rau cải ở Việt Nam rất phong phú và đa dạng, có thể khiến bạn bối rối khi nhắc đến tên từng loại. Việc phân biệt được các loại rau cải giúp bạn có nhiều kiến thức hơn trong công việc nội trợ gia đình.
Chủ đề liên quan: Các món rau
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp