Hiện nay, rau thơm có rất nhiều loại, mỗi loại đều có những hương thơm đặc trưng, giúp món ăn của bạn trở nên hoàn hảo. Trong bài viết này, hãy cùng FPT Shop tìm hiểu thế giới các loại rau thơm đầy phong phú nhé.
Rau thơm gia vị là gì?
Rau thơm (rau gia vị) là các loại rau có mùi vị đặc trưng có thể phân biệt bằng khứu giác. Mỗi loại lại có một mùi thơm riêng, có thể sử dụng được trong ẩm thực và cả y tế. Các loại rau này nhằm tăng hương vị cho các món ăn khi cho vào, cũng có thể dùng để ăn sống, làm các món nộm, gỏi,…
Bạn đang xem: Rau thơm là gì? Tổng hợp 29 loại rau thơm gia vị phổ biến nhất tại Việt Nam
Các loại rau thơm gia vị phổ biến nhất tại Việt Nam
Như đã nói ở trên, mỗi loại rau thơm sẽ có hương vị riêng, phù hợp với các món khác nhau. Dưới đây là 29 loại rau thơm phổ biến tại Việt Nam, thường được các chị em nội trợ sử dụng trong nhiều công thức nấu ăn.
1. Rau mùi
Rau mùi còn được gọi là ngò rí, mùi ta, nguyên tuy, hồ tuy, hương tuy. Thuộc họ Cần (Apiaceae) cây thân thảo, xuất xứ từ các quốc gia châu Phi, Tây Nam Á. Rau có tên khoa học là Coriandrum sativum L.
Rau mùi là loại rau thơm phổ biến trong mọi căn bếp, là gia vị quốc dân kết hợp được với nhiều món ăn. Rau có vị chua nhẹ, mùi hương chanh thoang thoảng. Bạn có thể ăn sống hoặc kết hợp vào các món xào, nấu, salad để tăng hương vị.
2. Mùi tàu
Rau mùi tàu còn được gọi là ngò gai, mùi gai, ngò tây, dã nguyên tuy. Cũng thuộc họ Cần có tên khoa học là Eryngium foetidum. Đặc điểm của rau là cây thân thảo, lá thuôn dài hình mũi mác, mép có răng cưa. Ngò gai có mùi khá đặc trưng, lá được dùng làm gia vị nấu nướng.
Canh măng, phở, canh cá là những món thường được thấy người làm cho mùi tàu vào. Rau này cũng có thể ăn sống.
3. Thì là
Thì là tên có xuất xứ từ khu vực châu Á và Địa Trung Hải, tên khoa học là Anethum graveolens. Là cây thân thảo, rỗng bên trong, bên ngoài nhẵn có khe rãnh chạy dọc thân, lá mọc xen kẽ, mỏng, không có cuống, ngọn lá như cây kim.
Thì là có vị ngọt, thơm nồng, khử được mùi tanh, tăng hương vị cho món ăn. Các món cá và hải sản thường được người làm sử dụng loại rau thơm này cho vào. Thì là còn là loại thuốc tự nhiên để cải thiện mất ngủ, điều trị tiêu chảy, ợ nóng đầy hơi.
4. Ngò om
Ngò om còn có tên gọi khác là rau ngổ đắng, ngổ đất… thân cây có rất nhiều nước và xốp, có nhiều nhánh mọc vươn thẳng, thường thấy ở gần các bờ ao, mương…
Loại rau này giúp các món như canh cá, canh chuối om thơm ngon đúng vị, ngoài ra đây là loại rau không thể thiếu trong món cháo lòng và món lòng dồi tiết.
5. Rau răm
Một loại rau thơm phổ biến được dùng trong các món ăn của người Việt, rau có vị cay, thơm nồng hắc. Đây cũng là loại rau khử mùi tanh, được ăn kèm trong món trứng vịt lộn, là gia vị kèm theo của các món canh cá, canh hải sản, các món gỏi nộm trộn… để món ăn thêm phần đậm vị.
Rau răm còn được dùng để điều trị bệnh trĩ, đau bụng do lạnh, đắp vết thương ngoài da nếu bị rắn cắn.
6. Hành lá
Tên gọi khác là hành hoa, hành ta… có mùi đặc biệt, hơi cay hắc, thân mọc thẳng hình ống rỗng bên trong. Hành lá là loại gia vị có thể kết hợp với tất cả các món ăn để tăng mùi vị.
7. Cần tây
Cần tây còn gọi là cần tàu, lá hình mắt chim, thuôn dài mép lượn tai bèo. Thân lá rất giòn, mang lại nhiều lợi ích trong chữa bệnh như chống viêm, hỗ trợ bệnh viêm dạ dày hiệu quả.
Loại rau thơm này có vị đắng, thơm nhẹ dùng trong các món súp, món hầm và các món gỏi trộn… Trong y học, cần tây được sử dụng để giảm cân.
8. Tỏi tây
Xem thêm : 3 cách ngâm chanh mật ong trị ho, làm dịu cổ họng hiệu quả
Tỏi tây còn được gọi là hành baro, xuất xứ ở vùng Địa Trung Hải, lá dẹp, dài được trồng chủ yếu tại Đà Lạt. Tỏi tây có mùi khá hăng, nhưng khi thêm vào món ăn thì lại cực kỳ thơm ngon, đặc biệt là các món xào như: tim xào, gan xào, mực xào,…
9. Bạc hà
Bạc hà là loại rau thơm có vị cay nhẹ, the mát, mùi hương khá dễ chịu, được sử dụng rộng rãi làm nguyên liệu thêm vào các món ăn cũng như để ăn sống.
Loại rau này được dùng thêm vào các món ăn, thức uống, ngoài ra còn được bào chế làm tinh dầu, nước hoa. Bạc hà còn có công dụng trong việc trị bệnh đau dạ dày, chống buồn nôn.
10. Húng lủi
Nhìn khá giống với bạc hà, để phân biệt cần nhìn vào phần lá, lá húng lủi bé hơn. Húng lùi dùng làm gia vị ăn sống trong các món gỏi, nộm,… Và là gia vị không thể thiếu trong món cháo lòng tiết canh.
11. Lá lốt
Lá lốt là loại rau thơm và bổ dưỡng với thân cây leo, mọc thẳng lá to bè. Loại lá này dùng để nấu các món như canh chua, chuối đậu… các món ếch xào, măng xào… Dùng để cuốn thịt bò và thấy nhiều hơn cả chính là món chả lá lốt. Ngoài ra, lá lốt còn có công dụng điều trị bệnh gout.
12. Húng quế
Tên gọi khác là húng chó, húng giỗi, rau dùng để ăn kèm các món bún, phở hoặc lòng lợn. Là gia vị trộn kèm khi làm các món lòng nhồi thịt, nhồi tiết. Ngoài ra, húng quế còn dùng để pha chế nước giải khát và làm đẹp.
13. Húng láng
Húng láng còn gọi là húng thơm, thân tròn, mọc thành khóm, cuống và gân lá màu tím. Chỉ cần vò nhẹ lá húng trên tay là mùi thơm đã lan tỏa khắp. Các món xào, nấu thường được cho loại lá này. Ngoài ra, húng láng còn dùng làm rau sống, ăn kèm các món bún chả, nem rán, cá hấp, cá nấu chua…
14. Húng chanh
Húng chanh là loại rau thơm lông, lá có một lớp lông nhẹ, lá giòn có răng cưa bo tròn. Mùi thơm của lá có mùi như quả chanh. Loại cây này có vị chua the, hơi hăng, được dùng để nấu kèm hoặc ăn sống. Trong y học, húng chanh có thể trị ho, giải cảm, long đờm.
15. Kinh giới
Kinh giới là loại rau thơm thường dùng để ăn kèm với đậu phụ rán, thịt luộc, nhất là ăn kèm với món bún đậu mắm tôm sẽ rất ngon. Loại rau này còn là một vị thuốc tốt cho sức khỏe, trị các bệnh như: chữa mụn nhọt, ho, dị ứng, rôm sảy…
16. Tía tô
Tía tô được sử dụng trong các món nấu hải sản, cá nấu… làm rau sống ăn kèm bún, phở, gỏi, nộm… Ngoài ra, tía tô còn là loại lá có tác dụng giảm cân, làm đẹp tự nhiên. Uống nước lá tía tô giúp giảm mỡ máu, đường huyết khá hiệu quả.
17. Diếp cá
Diếp cá là loại rau dại mọc nhiều tại Việt Nam, cây được dùng làm thuốc chữa dị ứng, mẩn ngứa, giải nhiệt… Loại rau này khá kén người ăn vì vị tanh. Loại rau này thường được sử dụng làm rau sống để ăn kèm các món. Ngoài ra, có thể dùng máy xay sinh tố để xay loại lá này để uống bù nước, giải độc gan khá hiệu quả.
18. Lá mơ
Lá mơ là loại cây leo, trên lá có các lớp lông mịn, mùi hương của lá có mùi thơm hơi khó chịu, nếu không quen sẽ khó ăn. Lá được ăn kèm với các món như gỏi và nem thính. Lá mơ còn dùng băm nhỏ để rán trứng gà, ăn sẽ rất tốt cho người bị tiêu chảy.
19. Lá chanh
Lá chanh thì chắc hẳn ai cũng biết, đây là một loại lá dùng làm gia vị cho các món rau trộn, nước sốt, các món chiên, món hấp luộc… Thịt gà lá chanh là món ngon mà hầu hết chúng ta đã từng được thưởng thức.
20. Xương sông
Xem thêm : Tin tức
Xương sông hay có tên gọi là xang sông, loại lá này dùng để nấu với cá, làm gỏi cá rất thơm ngon. Ngoài ra, xương sông còn dùng để gói chả rán sẽ cho hương vị cực hấp dẫn. Loại lá này có thể chữa các bệnh như ho, cảm cúm, viêm loét họng…
21. Nguyệt quế
Lá nguyệt quê là loại rau thơm khá mới lạ với người Việt, loại lá này có mùi thơm dễ chịu dùng để khử mùi, nấu với các món như phở, cà ri sẽ rất thơm ngon hấp dẫn.
22. Lá cách
Loại lá này có mùi thơm hắc, có thể ăn sống, cuốn thịt, cuốn cá rất ngon. Ngoài ra, lá có thể nhúng lẩu hay cắt nhỏ để xào với thịt bò, thịt trâu, ếch, nhái, lươn, rắn… rất ngon.
23. Lá đinh lăng
Đinh lăng thuộc họ nhân sâm còn có tên gọi là nam dương sâm hoặc cây gỏi cá. Lá đinh năng được dùng ăn kèm trong các món gỏi cá, các món nem chua… Ngoài ra, còn để xào với mực, xào tôm cũng rất lạ miệng. Cây còn có tác dụng trị bệnh đau nhức xương khớp, suy nhược cơ thể…
24. Lá sung
Lá sung là loại lá thanh mát, ăn hơi có vị chát, dùng được trong ẩm thực để ăn kèm các món thịt chua, thịt lợn luộc, gỏi cá… Lá sung có thể hỗ trợ chữa bệnh gan, vàng da rất hiệu quả nếu uống hàng ngày thay nước.
25. Riềng
Lá riềng được dùng để xay lấy nước làm phẩm màu tự nhiên để nhuộm màu cho thực phẩm. Thường được thấy để nhuộm màu gạo nếp để gói bánh chưng. Củ riềng có vị cay, thơm phức dùng trong các món kho cá, kho vịt.
26. Sả
Sả có mùi thơm đặc biệt, dùng để ướp các món xào, món nấu, cũng có thể để ăn sống. Ngoài ra, sả còn có thể dùng để gội đầu, chiết tinh dầu chống muỗi… Mùa lạnh mà làm một nồi thịt gà rang sả sẽ cực kỳ đưa cơm.
27. Lá mắc mật
Lá mắc mật là loại lá gia vị dậy mùi thơm đặc biệt của núi rừng, loại lá này được sử dụng làm gia vị kèm theo các món nướng như thịt lợn nướng, thịt vịt nướng, thịt trâu nướng… Ngoài ra, lá cũng dùng để xào thịt ăn rất lạ miệng và có thể ăn sống.
28. Xà lách
Xà lách cũng là một loại rau thơm thanh vị ngọt giòn, loại rau này được trồng làm rau ăn sống, làm các món salad, ăn kèm bánh mì kẹp, gỏi, nộm… Dùng để cuốn thịt, xào thịt cũng rất hấp dẫn và lạ miệng.
29. Lá dền chua (bụp giấm)
Một loại lá khá giống rau dền, màu đỏ tím nhưng có vị chua, thích hợp nấu canh chua và ăn sống. Loại lá này còn được gọi là bụp giấm.
Công dụng của rau thơm với sức khỏe
Hầu hết các loại rau thơm rất tốt với con người bởi có các loại dưỡng chất sau:
- Sắt
- Canxi
- Magie
- Niacin
- Riboflavin
- Vitamin A, C
- Photpho
- Kẽm
- Pyridoxin
- Đồng
- Manga
Chính vì vậy, các loại rau này đều có tác dụng hỗ trợ tốt cho tim mạch, tiêu hóa, tăng cường trí nhớ, cải thiện hệ miễn dịch, chống viêm và giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư…
Tổng kết
Hy vọng với những thông tin về các loại rau thơm trong bài viết sẽ giúp bạn có thêm được nhiều thông tin bổ ích để giúp cho việc nấu nướng nội trợ trở nên đơn giản hơn. Đừng quên theo dõi FPT Shop để nhận nhiều hơn nữa những kiến thức hữu ích bạn nhé.
Xem thêm:
- Rau mùi tây có tác dụng gì tốt? Phân biệt rau mùi tây với rau cần tây, rau mùi (ngò rí)
- Lá mè Hàn Quốc là lá gì? Cách phân biệt lá mè Hàn Quốc với lá tía tô Việt Nam
FPT Shop luôn mang lại nhiều tin tức thú vị ở nhiều lĩnh vực như ẩm thực, công nghệ, giải trí… Chúng tôi còn mang đến nhiều sản phẩm công nghệ, thiết bị gia dụng hữu ích giúp cuộc sống của bạn trở nên tuyệt vời hơn. Hãy đến ngay các cửa hàng của FPT Shop để trải nghiệm và mua sắm nhé.
Xem ngay các mẫu nồi inox mới nhất tại đây: Nồi giá rẻ.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp