Theo báo cáo của VARS, Việt Nam có tất cả 397 khu công nghiệp (KCN) đã được thành lập, trong đó có 295 KCN đã hoạt động, 106 KCN đang xây dựng và 563 KCN nằm trong quy hoạch tính tới tháng 10/2023. Tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp Việt Nam cao, trung bình là 80%, trong đó các tỉnh trọng điểm phía Bắc đạt 83% và các tỉnh trọng điểm phía Nam đạt 91%. Ngoài ra, Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng và dư địa để thu hút vốn đầu tư nước ngoài với các chính sách đầu tư cho cơ sở hạ tầng, ưu đãi miễn thuế, giảm thuế, giảm giá thuê đất công nghiệp…
Theo báo cáo báo cáo phối hợp của VIRES và Reatimes, thị trường bất động sản Việt Nam nói chung và khu công nghiệp Việt Nam nói riêng sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn 2023-2030, dự kiến sẽ tăng trưởng ổn định từ giữa quý 2/2024 theo xu hướng hình chữ V.
Bạn đang xem: Danh sách các khu công nghiệp Việt Nam – 2023
Bản đồ các khu công nghiệp Việt Nam
Danh sách các khu công nghiệp ở Việt Nam
Danh sách và bản đồ các KCN miền Bắc
Vùng kinh tế phía Bắc bao gồm 7 tỉnh và thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương và Hưng Yên. Khu vực này đóng góp 32% GDP quốc gia, giáp với ranh giới Trung Quốc. Trục vành đai giao thông chính yếu khu vực gồm các quốc lộ 4 (4, 4B, 4C, 4D, 4H), quốc lộ 5A (Hà Nội – Hưng Yên – Hải Dương – Hải Phòng), quốc lộ 18 (Bắc Ninh – Quảng Ninh), quốc lộ 17B (Quảng Ninh – Hải Phòng), quốc lộ 2A (Hà Nội – Vĩnh Phúc)…
Xem thêm : Chính sách tài khóa là gì? Mục tiêu của chính sách tài khóa
Các tỉnh thành miền Bắc hiện đang tập trung, khuyến khích các ngành sản xuất điện tử, ô tô, đóng tàu, dệt may và công nghiệp hỗ trợ theo chính sách ưu đãi đầu tư tại Nghị định 31/2021/NĐ-CP của Chính phủ, mở ra một môi trường đầu tư khu công nghiệp tối ưu nhất dành cho các doanh nghiệp nước ngoài. hàng hóa sản xuất diễn ra tốt hơn.
Danh sách và bản đồ các KCN miền Trung
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm 5 tỉnh và thành phố lớn bao gồm Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định, chiếm 7% dân số cả nước. Khu vực này có các trục vành đai đi qua như QL. 1A (Thừa Thiên Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam – Quảng Ngãi – Bình Định, QL14B (Đà Nẵng – Quảng Nam), QL. 24C (Quảng Ngãi – Quảng Nam), QL19B (Bình Định – Quảng Ngãi)…. Vùng còn có nhiều cảng biển quan trọng như Chân Mây (Thừa Thiên Huế), Đà Nẵng, Tiên Sa, Liên Chiểu (Đà Nẵng), Kỳ Hà (Quảng Nam), Quy Nhơn (Bình Định)…tạo ra con đường huyết mạch trên biển giúp giao thông hàng hóa sản xuất diễn ra tốt hơn.
Các khu công nghiệp ở khu vực này đang hoạt động và sản xuất các lĩnh vực quan trọng như công nghệ thông tin, điện tử, cơ khí, chế tạo máy, thực phẩm và nhiều ngành công nghiệp khác. Những ngành nghề này được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư từ Chính phủ,
Danh sách và bản đồ các KCN miền Nam
Khu kinh tế phía Nam bao gồm 8 tỉnh và thành phố lớn đó là TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang, Tây Ninh, tạo ra 40% GDP và chiếm 42% tổng nguồn vốn FDI của Việt Nam. Khu vực này được coi là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, có các tuyến quốc lộ 51, 1K (Đồng Nai – Bà Rịa-Vũng Tàu), quốc lộ 13 (TP.HCM – Bình Phước), quốc lộ 56 (Đồng Nai – Bà Rịa-Vũng Tàu), quốc lộ 20 (Đồng Nai – Lâm Đồng),…đi qua giúp việc kết nối giao thông với các tỉnh/ thành trở nên dễ dàng hơn.
Ngoài ra, TP.HCM và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu còn nắm giữ những cảng biển lớn nhất miền Nam đó là cảng Cát Lái, Cảng Cái Mép-Thị Vải giúp nâng cao giao thông hàng hóa quốc tế.
Xem thêm : Điệp ngữ là gì? Tác dụng của điệp ngữ là gì?
Bình Dương là tỉnh có diện tích khu công nghiệp lớn nhất Việt Nam với diện tích 12.721 ha và 31 khu công nghiệp. Đồng Nai có số khu công nghiệp đang hoạt động nhiều nhất cả nước, chiếm tỷ lệ lấp đầy khoảng 84%.
Khu vực này có nguồn nhân lực chất lượng cao nhất và phong phú nhất trong cả nước. Các lĩnh vực trọng điểm như điện tử, phần mềm, CNTT, viễn thông, sản xuất và chế biến nông sản công nghệ cao đang được khuyến khích đầu tư mạnh mẽ vào các khu công nghiệp tại đây, theo quy định của Nghị định 31/2021/NĐ-CP.
Thông tin từ: Cổng thông tin Khu công nghiệp Việt Nam, báo cáo phối hợp của Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam (VIRES) và Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (Reatimes), Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Tài chính Doanh Nghiệp, Nghị định 31/2021/NĐ-CP.
Xem thêm: Tư vấn đầu tư và quản lý dự án xây dựng nhà máy
Xem thêm :Làn sóng thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp điện tử tại Việt Nam
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp