Danh sách các vùng trồng và cơ sở đóng gói quả tươi xuất khẩu sang Hàn Quốc

Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu tiềm năng cho nông sản và thực phẩm chế biến Việt Nam, cũng là đối tác thương mại song phương lớn thứ 3 chỉ sau Trung Quốc và Mỹ, hiện tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam – Hàn Quốc đạt khoảng 80 tỷ USD. Đặc biệt sau khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, trao đổi thương mại Việt Nam – Hàn Quốc có sự phục hồi mạnh mẽ, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và Hàn Quốc đạt 13.9 tỷ USD trong 2 tháng đầu năm nay, tăng 19.03% so với cùng kỳ năm 2021.

Theo đại diện các công ty doanh nghiệp phân phối nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam tại Hàn Quốc cho biết, các sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới: trái cây gồm trái cây tươi như chuối, xoài, thanh long và trái cây đông lạnh; rau củ quả như sả, lá dong, lá chuối, mía; các loại rau gia vị như riềng; mặt hàng thuỷ hải sản đông lạnh như mực khô, cá basa, cá lóc, cá trê… được thị trường Hàn Quốc khá ưa chuộng.

Tất nhiên, tiêu chuẩn của thị trường này với các sản phẩm nông thủy sản cũng rất khắt khe, không kém châu Âu, Nhật Bản. Hàn Quốc không bắt buộc nhà sản xuất phải nuôi, trồng sản phẩm với tiêu chuẩn nào. Tuy nhiên, thị trường này rất khắt khe trong việc kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, vi sinh và kháng sinh. Đa phần doanh nghiệp Việt Nam bị vướng ở vấn đề này. Để bán được hàng sang Hàn Quốc, sản phẩm ngoài cần chất lượng, hương vị còn cần yếu tố bổ trợ như ổn định trong sản xuất, an toàn trong chế biến lưu thông, chữ tín trong cam kết.

Hiện nay, dù đứng trong top 5 nước đứng đầu xuất khẩu nông sản sang Hàn Quốc nhưng giá trị xuất khẩu của Việt Nam còn khá khiêm tốn so với tổng nhập khẩu của Hàn Quốc và chiếm tỷ trọng nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu giữa 2 nước. Lợi thế của ngành nông nghiệp VIệt Nam là sản lượng sản phẩn nông, lâm, thủy sản lớn, chủng loại đa dạng, phong phú do lợi thế về khí hậu, đất đai, nhân công và vị trí giao thương tương đối thuận lợi… Tuy nhiên, Việt Nam lại chưa phát huy được thế mạnh này trong xuất khẩu nông sản tới thị trường khó tính này do nông sản Việt còn yếu về mặt thương hiệu, giá cả, chất lượng. Về giá cả, do sản xuất chủ yếu nhỏ lẻ, chưa tập trung, kỹ thuật canh tác lạc hậu, năng suất còn thấp, chi phí sản xuất cao… nên ở thị trường Hàn Quốc nông sản Việt Nam vẫn chưa cạnh tranh giá được với các nước khác.

Để hàng hóa nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc, các ngành có liên quan của từng tỉnh cần hướng dẫn, hỗ trợ doang nghiệp tiếp cận những thông tin, cập nhật các quy định, tiêu chuẩn, điều kiện xuất nhập khẩu của thị trường Hàn Quốc đối với một số sản phẩm chế biến từ nông sản, thực phẩm… Việt Nam cần tập trung vào các giải pháp để có thể đẩy mạnh xuất khẩu nông sản ra nước ngoài là:

  • Cần có chính sách tư vấn từ khâu sản xuấ cho người nông dân về kỹ thuật, đảm bảo đầu ra cho người nông dân chuẩn từng khâu, nâng cao chất lượng cũng như sản lượng sản phẩm.
  • Các cơ quan quản lý nhà nước cần thường xuyên kiểm tra để phát hiện ra những điểm yếu trong quá trình sản xuất.
  • Các doanh nghiệp xuất khẩu cũng cần hợp tác chặt chẽ với các nông trại trong việc kiểm soát quá trình sản xuất đảm bảo chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
  • Cần có sự hỗ trợ về chi phí máy bay để các doanh nghiệp xuất khẩu qua đường hàng không thay vì chỉ vì xuất khẩu qua đường biển, giảm bớt thời gian và thu lại hiệu quả cao hơn cho các doanh nghiệp cũng như người nông dân.

Đã có một số doanh nghiệp Việt xuất khẩu được các loại trái cây tươi như chuối, xoài…sang Hàn Quốc và bước đầu được thị trường này đón nhận. Danh sách các vùng trồng và cơ sở đóng gói quả tươi xuất khẩu sang Hàn Quốc đã được cấp mã số (cập nhật ngày 21/01/2022): Nội dung chi tiết

Để được tư vấn về cấp mã số vùng trồng, vui lòng liên hệ với TraceVerified qua thông tin:

  • Số điện thoại: 0912501139
  • Email: info@traceverified.com

>> Xem thêm Danh sách vùng trồng và cơ sở đóng gói quả tươi xuất khẩu sang Nhật Bản đã được cấp mã tại đây.