Nếu đã từng đọc qua nhiều ví dụ và mẫu CV online, chắc hẳn bạn cũng thấy nhiều ứng viên trình bày về điểm mạnh điểm yếu trong CV. Điểm mạnh là thông tin nên có, vậy nên hay không nhắc đến điểm yếu của bản thân khi đi xin việc?
- Công Thức Tính Vận Tốc, Quãng Đường, Thời Gian chính xác nhất
- Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào cần vương
- Proforma Invoice Là Gì? Hóa Đơn Chiếu Bạ Proforma Được Phát Hành Khi Nào?
- 1992 hợp màu gì? Chọn trang sức phong thuỷ hợp tuổi Nhâm Thân
- CÁCH DÙNG CÂU KHẲNG ĐỊNH TRONG TIẾNG ANH DỄ DÀNG NHẤT!
Bài viết này của CakeResume sẽ giải đáp các thắc mắc trên, và “bật mí” cách ghi điểm mạnh, điểm yếu trong CV cực khéo léo!
Bạn đang xem: Điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trong CV và khi phỏng vấn
Trước tiên, việc có thêm điểm mạnh điểm yếu của bản thân sẽ giúp các bạn tận dụng được khoảng trống khi nội dung trong hồ sơ xin việc chưa đủ một trang. Đây là độ dài lý tưởng cho CV xin việc, nhưng nếu bạn là sinh viên mới ra trường và chưa có nhiều kinh nghiệm trong nghề, thì viết CV sao cho không bị quá ngắn thực sự là một thử thách.
Lý do thứ hai, có thêm phần ưu nhược điểm của bản thân trong CV sẽ giúp ứng viên như bạn truyền tải nhiều thông tin hơn tới nhà tuyển dụng, đặc biệt là nếu bạn khéo léo link những đặc điểm này tới yêu cầu, kỹ năng cần có cho vị trí ứng tuyển. Đọc phần này kỹ hơn ở đây nhé!
Ngoài ra, không phải ứng viên nào cũng đủ can đảm và thật thà để viết về các điểm yếu của bản thân trong CV. Vậy nên, nếu có thêm những thông tin này trong hồ sơ xin việc của mình thì đảm bảo là nhà tuyển dụng sẽ rất ấn tượng với bạn đấy!
Họ sẽ có cái nhìn đa chiều hơn khi bạn trình bày cả ưu và nhược điểm của bản thân trong CV. Quan trọng hơn, nhà tuyển dụng nhìn thấy ở bạn sự trung thực và dám đối diện với mặt chưa tốt của mình thông qua những điểm yếu của bản thân.
Một lý do khác nữa: thông qua những gì bạn trình bày ở mục này, đặc biệt là các điểm mạnh ghi trong CV, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được rằng liệu bạn có phù hợp với văn hoá doanh nghiệp ở đây hay không. Ví dụ, nếu bạn tự nhận xét bản thân là người “thích khám phá điều mới mẻ và không ngại thử thách” thì môi trường làm việc ở các agency chắc chắn là dành cho bạn rồi!
Điểm mạnh (strength) là những lợi thế về mặt kỹ năng, năng lực hoặc phẩm chất mà sẽ giúp ích nhiều cho cuộc sống, công việc. Để mục “Điểm mạnh – Điểm yếu” trong CV không quá dài và mông lung, hãy chọn ra những điểm mạnh của bản thân thật nổi trội và liên quan tới vị trí ứng tuyển.
Xem thêm : Câu đặc biệt là gì? Phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn
Điểm yếu của bản thân (weakness) là những nhược điểm thuộc về tính cách, thói quen mà có thể tác động tiêu cực tới công việc và cuộc sống. Thường thì bạn không cần viết khuyết điểm của bản thân, nếu như nhà tuyển dụng không yêu cầu. Thế nhưng, những thông tin này cũng sẽ mang đến cái nhìn đa chiều hơn về bạn. Hãy quên mẫu trả lời cổ điển “em là người rất cầu toàn…” Tham khảo 10 điểm yếu của bản thân bạn nên trình bày CV bên dưới nhé!
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm về cách viết trong CV tiếng Anh
Phần ưu nhược điểm của bản thân trong CV tưởng chừng đơn giản, “có sao nói vậy” nhưng thực tế lại là vấn đề khá nhạy cảm. Dù bạn có liệt kê nhiều điểm mạnh trong CV, nhà tuyển dụng vẫn có thể có những suy nghĩ hay đánh giá tiêu cực về bạn.
Dưới đây là các tip CakeResume mách bạn khi viết điểm mạnh điểm yếu của bản thân trong CV!
✍? Cân nhắc sự liên quan tới vị trí ứng tuyển
Trước tiên, bạn nên lựa chọn những điểm mạnh ghi trong CV có sự liên quan tới vị trí ứng tuyển, ở đây có thể là kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm, kỹ năng tin học văn phòng, hoặc năng khiếu. Qua đó, nhà tuyển dụng có thể đối chiếu với mục “Kinh nghiệm làm việc” và “Kỹ năng” trong hồ sơ xin việc, từ đó đánh giá được sự phù hợp của bạn đối với vị trí này.
Trong khi điểm mạnh trong CV càng có sự liên quan mật thiết tới vị trí ứng tuyển càng tốt, thì bạn lại nên làm điều trái ngược khi liệt kê một số điểm yếu của bản thân. Nếu không, bạn sẽ vô hình chung cho thấy nhược điểm đó sẽ mang lại ảnh hưởng tiêu cực đến công việc, và thậm chí là đồng nghiệp xung quanh.
✍? Tránh liệt kê quá nhiều điểm mạnh, điểm yếu trong CV
Bạn biết không: danh sách điểm mạnh, điểm yếu quá dài là không cần thiết, bên cạnh đó còn tạo ra “red flag” trong xin việc. Hãy lựa chọn ra không quá 5 điểm mạnh nổi trội nhất và tối đa 3 điểm yếu của bản thân trong CV xin việc. Lý do là để tránh cho nhà tuyển dụng có những đánh giá tiêu cực về mình, vì dù gì, hồ sơ xin việc cũng giống như một công cụ hỗ trợ xây dựng thương hiệu cá nhân, phải không nào?
✍? Tránh dùng từ ngữ khoa trương
Xem thêm : Nhiệt năng là gì? Nhiệt năng của một vật là gì?
Với các điểm mạnh của bản thân ghi trong CV, bạn hãy lựa chọn từ ngữ sao cho tinh tế, khéo léo để nhà tuyển dụng không cảm thấy bạn quá tự cao tự đại. Những từ ngữ quá khoa trương cần tránh có thể kể đến như: siêu, đỉnh, giỏi, xuất sắc, top…
✍? Đưa mục ưu – nhược điểm của bản thân xuống cuối CV
Nếu không nhắc tới khuyết điểm thì bạn có thể gộp kỹ năng và điểm mạnh của bản thân vào chung một mục. Còn nếu như bạn muốn trình bày cả điểm mạnh, điểm yếu trong CV thì hãy tạo một mục riêng, và để ở cuối trang nhé. Điều này bảo đảm bố cục logic cho hồ sơ xin việc – các thông tin quan trọng trình bày đầu tiên và lần lượt sau đó là các thông tin bổ trợ khác.
Là một ứng viên, bạn sẽ thường gặp câu hỏi về điểm mạnh điểm yếu của bản thân khi đi phỏng vấn, ví dụ như:
- Hãy nêu 3 điểm mạnh và 3 điểm yếu của bạn.
- Em nhận thấy ở bản thân mình có những điểm mạnh và điểm yếu nào?
Dưới đây là gợi ý để có một câu trả lời ghi điểm:
- Khi được hỏi về “Điểm mạnh của bản thân” trong buổi phỏng vấn xin việc, hãy chọn ra 1-2 đức tính nổi bật nhất và có liên quan nhất tới vị trí ứng tuyển – thay vì kể ra rất nhiều một cách vu vơ và có phần “show off”.
- Còn với điểm yếu của bản thân, đừng né tránh mà hãy biến đây thành điểm mạnh để nhà tuyển dụng thấy được sự thông minh, khéo léo của bạn khi phỏng vấn. Đây là cách sử dụng khá phổ biến của nhiều ứng viên khi “bị” đặt câu hỏi phỏng vấn này.
Kết luận:
Nói tóm lại, điểm mạnh điểm yếu của bản thân là cơ sở để nhà tuyển dụng đánh giá về tính cách của ứng viên, cũng như xem xét mức độ phù hợp của ứng viên đó đối với vị trí ứng tuyển và môi trường làm việc tại công ty.
Khi viết điểm mạnh điểm yếu trong CV, bạn chỉ nên liệt kê 3 gạch đầu dòng, và hãy nhớ rằng, đây chỉ là thông tin bổ trợ cho hồ sơ xin việc thêm khác biệt. Thông tin quan trọng nhất vẫn là mục tiêu nghề nghiệp, kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn và kỹ năng.
Còn khi trả lời phỏng vấn về “Điểm mạnh và điểm yếu của bản thân”, hãy giữ thái độ niềm nở, đúng mực và trên hết là trung thực. Ngoài ra, nhớ đưa ra những điểm mạnh của bản thân mà bạn thấy sẽ giúp ích trong công việc và là thế mạnh so với các ứng viên khác. Bí quyết là chỉ nói về những thiếu sót của bản thân sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến công việc nhé!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp