I. Dành hay Giành đúng chính tả
Dành và Giành đều là những từ có nghĩa, đều là động từ, cùng có cách phát âm khác nhau nhưng ngữ cảnh khác nhau sẽ mang ý nghĩa khác nhau. Để giúp bạn dễ dàng phân biệt nghĩa và cách sử dụng dành và giành đúng chính tả, đúng ngữ cảnh, hãy cùng tìm hiểu nghĩa của dành và giành.
Bạn đang xem: “Dành” hay “Giành” mới đúng chính tả?
1. Dành có nghĩa là gì?
Dành là một động tử mang ý nghĩa sở hữu, để lại một cái gì đó cho chính bản thân mình hoặc cho một ai đó.
Xem thêm : Sau sinh mổ bao lâu thì vết mổ sẽ lành?
Ví dụ: Dành dụm, để dành, dành tình cảm, dành phần, dành thời gian, dỗ dành, dành riêng…
2. Giành có nghĩa là gì?
Giành là một động từ dùng để sự tranh giành, giành lấy một thứ gì đó của người khác về mình hoặc giành lấy một thứ gì đó mà nó chưa có chủ sở hữu. Giành thường được sử dụng trong trường hợp cố gắng đoạt lấy một thứ gì đó với ý nghĩa lấy về.
Ví dụ: Giành nhau, tranh giành, giành giật, giành quyền, giành phần thắng, giành thắng lợi, giành độc lập, …
Ngoài ra, giành còn là một danh từ dùng để chỉ một số đồ vật được làm từ tre, nứa hoặc nhựa có đáy phẳng thường được dùng để đựng đồ đạc hàng ở nông thôn xưa.
Hiểu một cách ngắn gọn, dành là để lại một thứ gì đó cho mình hoặc cho ai đó còn giành là đoạt lấy một thứ gì đó.
II. Dành cho hay giành cho?
Dành cho là đúng chính tả, giành cho là sai chính tả. Giành cho không có trong từ điển tiếng việt. Dành cho dùng để chỉ ý muốn, tâm nguyện mà người sở hữu (vật chất hoặc tinh thần) muốn tặng lại cho ai đó, còn giành mang nghĩ hành động mang nghĩa tranh giành, đoạt lấy nên sẽ không phù hợp trong trường hợp này.
III. Để dành hay để giành?
Để dành là từ đúng chính tả bởi lẽ để dành là một hành động để lại một thứ gì đó, cất giữ một thứ gì đó để có thể dùng tiếp sau này.
IV. Tranh giành hay tranh dành?
Tranh giành mới đúng chính tả, bởi giành mang nghĩa là giành giật, là hành động dùng để chỉ sự đấu đá, cạnh tranh nhau để có thể lấy một cái gì đấy thuộc về mình. Tranh dành không có nghĩa, không có trong từ điển.
V. Một số ví dụ về cách dùng dành và giành
- Dành cả tuổi thanh xuân
- Để dành chỗ ngồi
- Món quà dành tặng cho cô giáo
- Lời chúc dành tặng mẹ
- Dành một phút mặc niệm
- Dành nhiều năm để xây dựng và phát triển
- Giành được huy chương vàng
- Giành chiến thắng
- Giành quyền nuôi con
- Giành lại chính quyền
Bài viết trên đây, ThuThuatPhanMem vừa phân tích đến bạn cách sử dụng dành và giành, trong nhiều trường hợp khác nhau. Hi vọng với những thông tin bài viết cung cấp sẽ giúp bạn phân biệt được khi nào nên dùng dành khi nào dùng giành để không còn bị sai chính tả. Chúc các bạn học tốt và may mắn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp