1. Nguyên nhân làm dập móng tay
Dập móng tay là một loại chấn thương ngón tay. Chấn thương này có thể rất nhỏ hoặc cũng có thể lớn, gây đau và khó chịu, thậm chí bạn không thể cử động ngón tay.
Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân gây dập móng tay như:
Bạn đang xem: Dập móng tay bao lâu thì khỏi?
- Ngón tay bị kẹt giữa 2 cánh cửa.
- Bị búa đập vào móng.
- Móng tay bị kẹt giữa các dụng cụ sinh hoạt trong gia đình như kéo, đồ gỗ có nắp,…
- Bị vật nặng rơi đè lên móng tay.
Khi bị dập móng tay, máu bầm có thể tụ lại dưới móng tay, móng tay mưng mủ,…Khi móng tay bị dập tụ máu, dập móng tay mưng mủ không được xử lý đúng cách có thể dẫn đến viêm móng tay. Khi đó, bạn có thể gặp các biến chứng như móng sần sùi và gãy móng.
2. Bị dập móng tay nên làm gì?
Bị dập móng tay, trước khi đi khám, bạn có thể thực hiện một số động tác sơ cứu đơn giản dưới đây:
2.1 Nâng cao vùng bị tổn thương để giảm đau và phù nề
Xem thêm : Giải thích ý nghĩa tục ngữ ‘Cái răng cái tóc là gốc con người’
Đây là việc quan trọng nhất cần thực hiện trong vòng 48 giờ đầu sau khi bị dập móng tay. Bạn có thể dùng chăn, gối hoặc kê cao bàn tay có ngón bị dập, liên tục giữ tư thế như vậy để giảm đau và phù nề.
2.2 Chườm đá
Hãy dùng một túi đá hoặc bọc đá vào một chiếc khăn, sau đó chườm lên vùng bị tổn thương. Để yên túi chườm trên vùng đó trong vòng 20 phút.
Trong 24 giờ, hãy chườm đá liên tục 1 – 2 giờ/lần, sang ngày thứ 2, thực hiện 3 – 4 lần/ngày.
Ngoài ra, bạn có thể ngâm cả bàn tay có ngón tay bị dập trong bát nước đá. Cách sơ cứu này giúp giảm đau và phù nề hiệu quả.
2.3 Tập trung giảm đau
Khi bị dập móng tay, bạn sẽ hết sức đau đớn, nguyên nhân là do khu vực này tập trung nhiều đầu mút dây thần kinh và các cơ quan cảm thụ. Khi đó, bạn có thể dùng thuốc giảm đau (paracetamol, ibuprofen) theo đúng chỉ dẫn của thầy thuốc. Dùng thuốc không chỉ giúp giảm đau mà còn phòng tránh tình trạng viêm.
2.4 Kiểm tra các dấu hiệu tổn thương
Xem thêm : “Hiệu ứng chiều sâu” trên iOS 16 là gì và phải làm sao nếu nó không hoạt động?
Nếu móng tay bị dập, bong ra một phần, bạn có thể bôi thuốc rồi băng lại để tránh bụi bẩn bay vào cũng như tránh bong nốt phần móng còn lại.
Nếu nhận thấy những hiện tượng bất thường như ngón tay sưng, biến dạng, vết bầm bị chảy máu, trở nên nghiêm trọng,…khi đó, bạn nên đến cơ sở y tế để kiểm tra và xử lý ngay.
3. Một số biện pháp điều trị dập móng tay tại cơ sở y tế
Có một số biện pháp điều trị dập móng tay như:
- Trường hợp tụ máu dưới móng: Máu bầm có thể được dẫn ra ngoài thông qua một lỗ nhỏ trên móng. Bác sĩ sẽ dùng kim để tạo lỗ nhỏ trên móng. Điều này sẽ giúp giảm đau và áp lực trên móng. Nếu máu tụ dưới móng quá nhiều (hơn 50% móng) thì bạn cần phải được nhổ bỏ móng.
- Trường hợp sứt móng tay: Nếu bị dập móng và dẫn đến sứt móng tay thì bạn cần nhổ bỏ móng ngay. Nếu bị gãy xương ngón tay, bác sĩ sẽ cho bạn dùng nẹp.
4. Dập móng tay bao lâu thì khỏi?
Áp lực do máu tụ dưới móng sẽ gây đau, khi đó bạn hãy thường xuyên chườm lạnh để xoa dịu cảm giác khó chịu. Sau đó vài tháng, móng tay của bạn sẽ trở nên tồi tệ bởi các tế bào cũ cùng vùng máu tụ bị đẩy lên. Tuy nhiên, đừng lo lắng, móng tay của bạn sẽ trở lạnh bình thường khi máu bầm được đẩy lên trên và biến mất. Móng tay thường sẽ hồi phục nhanh chóng hơn móng chân.
Nếu móng tay bị dập được xử lý tại cơ sở y tế và máu bầm được dẫn ra ngoài sớm thì móng tay sẽ nhanh chóng hồi phục hơn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp