Đất phát triển hạ tầng là gì? Và có nên mua đất phát triển hạ tầng hay không? Bài viết sau sẽ xoay quanh các vấn đề liên quan đến bất động sản dính tới đất phát triển hạ tầng và câu chuyện mà khách hàng của Trần Đức Phú BDS gặp phải.
Một khách hàng của tôi đã mua một khu đất nông nghiệp 5180m2 ở đồng nai năm 2015, hình dạng đất vuông vức nhưng phần đất hạ tầng lại chiếm hơn 45%. Quy hoạch phần đất hạ tầng này dùng để phóng đường.
Bạn đang xem: Đất phát triển hạ tầng là gì? Câu chuyện có thật khi mua đất hạ tầng
Tuy bị mất gần 50% đất và là đất nông nghiệp nhưng anh ấy vẫn quyết định mua, thật khó hiểu. Năm 2019, đất bị thu hồi để phóng đường, lúc đó đền bù đất nông nghiệp rất rẻ. Nhưng đổi lại khu đất của anh ấy nằm ở trục đường chính 20m và anh ấy xin thổ cư phân lô và bán lại. Từ 1tr4/m2 đất nông nghiệp năm 2015, sau phóng đường và xin thổ cư anh ấy bán giá 21tr/m2 đất, quả lả anh ấy có tầm nhìn xa.
Đất phát triển hạ tầng là gì?
Theo Mục b Khoản 5 Điều 3 Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 2/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì:
Đất phát triển hạ tầng là đất để xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, năng lượng, bưu chính viễn thông, cơ sở văn hóa, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục – đào tạo, cơ sở thể dục – thể thao, cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ sở dịch vụ về xã hội và chợ.
Đất phát triển hạ tầng của mỗi năm ở từng địa phương sẽ có sự khác biệt đáng kể tùy thuộc vào mục đích sử dụng đất và chính sách phát triển của địa phương đó. Đồng thời việc quy hoạch đất để phát triển hạ tầng cần đảm bảo việc sử dụng quỹ đất một cách có hiệu quả. Đây là cơ sở để nhà nước giao đất, cấp sổ đỏ, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, hay là căn cứ để Nhà nước thực hiện việc đền bù về đất cho người dân khi có quy hoạch cần thu hồi đất để phục vụ cho lợi ích của toàn xã hội.
Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia có những loại đất nào? Dùng để làm gì?
Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia bao gồm các loại đất sau: Đất lúa nước, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất quốc phòng, đất an ninh, đất khu công nghiệp, đất phát triển hạ tầng, đất di tích danh thắng, đất để xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại, đất đô thị, đất khu bảo tồn thiên nhiên.
Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia đã bao gồm đất phát triển hạ tầng. Dưới đây là mục đích sử dụng của các loại đất còn lại:
– Đất để xử lý : xây dựng cơ sở xử lý, chôn lấp chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác.
– Đất khu bảo tồn thiên nhiên : bảo tồn đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật
Xem thêm : Sự ra đời của máy hơi nước và ý nghĩa đối với nhân loại
– Đất di tích danh thắng :phục vụ mục đích du lịch theo quy định của pháp luật
– Đất nông thôn, nông nghiệp : xây dựng nhà ở, các công trình phục vụ cho đời sống, các công trình công cộng
Có thể bạn quan tâm: Giá chuyển đổi đất nông nghiệp sang thổ cư năm 2020
Cách nhận biết thông tin về đất phát triển cơ sở hạ tầng
Đất phát triển cơ sở hạ tầng sẽ thay đổi theo từng năm vì vậy mà để nắm được thông tin về đất quy hoạch hay đất phát triển hạ tầng không dễ dàng mà bạn có được. Do đó để nắm được những thông tin chính xác nhất về loại đất này cần phải:
– Kiểm tra về đất quy hoạch dựa trên những thông tin có trên sổ đỏ/hồng và các tài sản gắn liền với đất.
– Thu thập thông tin bằng cách tìm đến các công ty dịch vụ nhà đất tại địa phương kiểm tra thông tin quy hoạch.
– Thường xuyên làm việc với phòng Tài nguyên và Môi trường để có thể xác định được thông tin đất phát triển hạ tầng và giúp bạn nắm rõ được vị trí địa giới của các khu vực nhà đất.
– Bạn có thể xin cấp chứng chỉ xác nhận quy hoạch của phần đất mà mình đang có ý định mua để nắm được thông tin chính xác, đảm bảo và vô cùng rõ ràng.
Có nên mua đất phát triển hạ tầng ?
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và khả năng tài chính chúng ta vẫn có thể mua được đất phát triển cơ sở hạ tầng. Những vấn đề đặt ra ở đây là có nên mua hay là không? Nếu quyết định mua loại đất này, bạn phải chắc chắn khu vực đất đó sẽ được sử dụng để làm gì và thời gian triển khai thực hiện là bao lâu.
Ví dụ: Nếu bạn đang có ý định mua đất phát triển hạ tầng để xây công trình nhà ở lâu dài mà đất đó đang nằm trong diện quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông hoặc các công trình công trong thời gian ngắn sắp tới thì bạn không nên mua để tránh bị thu hồi đất do sử dụng đất trái phép.
Xem thêm : Phong trào Cần Vương bùng nổ trong hoàn cảnh nào?
Đối với trường hợp đất nằm trong diện phát triển cơ sở hạ tầng được bán với mức giá rẻ thì vẫn nên cân nhắc để mua. Vì đất phát triển cơ sở hạ tầng chỉ là nhóm đất nằm trong dự kiến có thể được sử dụng trong các quy hoạch của địa phương, nhưng quy hoạch hoàn toàn có thể được thay đổi hay thậm chí bị dỡ bỏ trong tương lai.
Vì vậy, khi có ý định mua đất phát triển cơ sở hạ tầng bạn cần nắm rõ những thông tin chính xác về các chính sách, đề án quy hoạch của địa phương ít nhất là 5 – 10 năm tới để tránh những rủi ro đáng tiếc.
Xem thêm: Khái niệm đất nông nghiệp? Và phân loại đất nông nghiệp
Những lưu ý quan trọng khi mua đất phát triển cơ sở hạ tầng
Để giảm thiểu tối đa các rủi ro và thua lỗ có thể gặp phải khi chọn đầu tư vào quỹ đất phát triển hạ tầng. Nhà đầu tư nên lưu ý những vấn đề sau:
– Chọn những khu vực giá rẻ, nếu đất có thu hồi và được đền bù vẫn không bị lỗ
– Ưu tiên các khu vực đất có thể sinh lời nhanh, đề phòng quy hoạch thực hiện sớm so với kế hoạch.
– Xác minh đầy đủ các thông tin pháp lý của đất phát triển hạ tầng.
– Không nên mua cùng một khu vực với diện tích quá lớn, nên cân đối để hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất
– Lưu ý kỹ đến hợp đồng mua bán và các điều khoản liên quan, tránh các trường hợp liên quan đến pháp lý về sau.
Qua bài viết trên, phần nào giúp bạn giải đáp được những thắc mắc liên quan đến đất phát triển hạ tầng là gì. Hy vọng bạn đã phần nào chắc chắn hơn về quyết định của mình. Chúc các bạn thành công!
Xem thêm: Quận 2 có bao nhiêu phường. Xu hướng phát triển sắp tới tại Q2
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp