Ban Biên Tập xin giải đáp thắc mắc cho anh như sau:
1. Đất ruộng là đất gì?
Theo Điều 10 Luật Đất đai 2013 của Việt Nam, căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được chia thành 03 nhóm:
Bạn đang xem: Đất ruộng có được cấp sổ đỏ không? Đất ruộng có lên thổ cư được không?
– Nhóm đất nông nghiệp.
– Nhóm đất phi nông nghiệp.
– Nhóm đất chưa sử dụng.
Theo đó, nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau:
– Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác.
– Đất trồng cây lâu năm.
– Đất rừng sản xuất.
– Đất rừng phòng hộ.
– Đất rừng đặc dụng.
– Đất nuôi trồng thủy sản.
– Đất làm muối.
– Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.
Xem thêm : 1 ổ bánh mì thập cẩm bao nhiêu calo? Ăn bánh mì có giảm cân không?
Quy định pháp luật không có quy định rõ về đất ruộng. Tuy nhiên, đất ruộng thường được gọi để chỉ đất được Nhà nước giao cho người dân nhằm mục đích để trồng lúa hoặc trồng cây nông nghiệp hàng năm. Quỹ đất này được Nhà nước giao cho người dân để họ sử dụng chúng tạo sản phẩm nông nghiệp.
2. Đất ruộng có làm được sổ đỏ không?
Đất ruộng vẫn được làm sổ đỏ, quy định hiện tại về việc cấp sổ đỏ cho cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất mà chưa có sổ đỏ như sau:
– Sử dụng đất trước ngày Luật đất đai 2013 có hiệu lực (ngày 01/7/2014);
– Có hộ khẩu thường trú tại địa phương, nơi có đất cần làm sổ;
– Đất đang sản xuất trồng lúa hoặc cây nông nghiệp hàng năm;
– Được UBND cấp xã xác nhận là người sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp;
Như vậy, nếu cá nhân, hộ gia đình đạt đủ các điều kiện thì được cấp sổ đỏ và không phải đóng tiền sử dụng đất.
3. Hồ sơ đề nghị cấp sổ đỏ cho đất ruộng
Để đề nghị cấp sổ đỏ cho đất ruộng, hộ gia đình, cá nhân cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như sau:
– Đơn đăng ký, cấp sổ đỏ theo Mẫu số 04a/ĐK;
– Bản sao chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính như: Biên lai nộp thuế, tiền sử dụng đất…; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có);
– Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai;
Theo đó, thời hạn cấp sổ đỏ đất ruộng không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Tuy nhiên, trên thực tế thời gian làm sổ đỏ lần đầu sẽ kéo dài dựa theo thời gian thẩm định, đo đạc của cơ quan nhà nước.
4. Đất ruộng có lên thổ cư được không?
Tại Điều 57 Luật Đất đai 2013 của Việt Nam quy định chuyển mục đích sử dụng đất như sau:
– Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
Xem thêm : Hướng dẫn chọn ngày phối giống cho chó mẹ
+ Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
+ Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;
+ Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;
+ Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
+ Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
+ Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
+ Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.
– Khi chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng.
Tại Điều 134 Luật Đất đai 2013 quy định đất trồng lúa như sau:
– Nhà nước có chính sách bảo vệ đất trồng lúa, hạn chế chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp. Trường hợp cần thiết phải chuyển một phần diện tích đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích khác thì Nhà nước có biện pháp bổ sung diện tích đất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa.
Nhà nước có chính sách hỗ trợ, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.
– Người sử dụng đất trồng lúa có trách nhiệm cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất; không được chuyển sang sử dụng vào mục đích trồng cây lâu năm, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản, làm muối và vào mục đích phi nông nghiệp nếu không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
– Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước phải nộp một khoản tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, đất ruộng vẫn có thể chuyển mục đích sử dụng lên thổ cư tuy nhiên phải đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, chấp thuận.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp