Hiện nay, có rất nhiều thắc mắc và đề cập đến sổ hồng và sổ đỏ trong lĩnh vực đất đai. Tuy nhiên không phải ai hiểu đúng về hai loại sổ này. Vậy sổ hồng là gì? Đất sổ hồng có được xây nhà không, tất cả những thông tin cần biết về sổ hồng sẽ được Luật Hùng Sơn giới thiệu qua bài viết dưới đây.
Sổ hồng là gì?
Trước ngày 10/12/2009, ở Việt Nam có tồn tại loại Giấy chứng nhận mà bìa có màu hồng dùng để chứng nhận về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (thường được gọi là Sổ hồng theo mẫu của Bộ Xây dựng) và Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất (bìa màu đỏ và thường được gọi là Sổ đỏ theo mẫu của Bộ Tài nguyên và Môi trường).
Bạn đang xem: Sổ hồng là gì? Đất sổ hồng có được xây nhà không
Sau đó, từ ngày 10/12/2009, khi Nghị định số 88/2009/NĐ-CP có hiệu lực thì người sử dụng đất hoặc chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sẽ được cấp Giấy chứng nhận theo một mẫu thống nhất với tên gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Như vậy, Sổ hồng là một loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý của Nhà nước để xác nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
Đất sổ hồng có được xây nhà không
Việc xây dựng các công trình hoặc nhà ở trên đất sẽ phải tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật về đất đai và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Cụ thể như sau:
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 170 Luật Đất đai năm 2013 quy định về nghĩa vụ chung của người sử dụng đất:
Sử dụng đất phải đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng với quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và phải tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan“
Do vậy, người sử dụng đất sẽ phải sử dụng đất đúng mục đích được ghi nhận trên sổ hồng.
Căn cứ theo Điều 10 Luật Đất đai năm 2013 quy định về đất được phân loại thành 03 nhóm là: Nhóm đất nông nghiệp (ví dụ như đất để trồng cây hàng năm, đất để trồng cây lâu năm,…), nhóm đất phi nông nghiệp (ví dụ như đất ở tại nông thôn/đô thị, đất ở thương mại dịch vụ,…), nhóm đất chưa sử dụng (là nhóm đất chưa xác định được mục đích sử dụng đất).
Xem thêm : Nêu đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa
Có thể thấy, mỗi một loại đất sẽ đều có những công dụng và chức năng riêng. Theo đó, việc xây dựng nhà trên sổ hồng sẽ được thực hiện khi sổ hồng đó được cấp cho loại đất được phép xây dựng nhà ở.
Như vậy, có thể thực hiện việc xây dựng nhà trên đất được cấp sổ hồng khi mục đích sử dụng của loại đất đã được cấp sổ hồng là loại đất có mục đích sử dụng về phi nông nghiệp và sẽ được phép xây dựng nhà ở như đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị,… Nếu người sử dụng đất xây dựng nhà ở trên đất đã được cấp sổ hồng mà mục đích sử dụng đất là không phải là để xây dựng nhà ở thì sẽ không được phép xây dựng nhà.
Sử dụng đất không đúng mục đích bị xử lý thế nào?
Căn cứ theo Điều 66 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về việc thu hồi đất không đúng mục đích sẽ thực hiện theo thủ tục như sau:
Bước 1: Lập biên bản vi phạm về hành chính để làm căn cứ quyết định thực hiện việc thu hồi đất.
Trường hợp vi phạm về pháp luật đất đai sẽ phải thu hồi đất, khi hết thời hạn để xử phạt vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt sẽ có trách nhiệm lập biên bản về vi phạm hành chính đó để làm căn cứ quyết định thu hồi đất.
Trường hợp vi phạm về pháp luật về đất đai không thuộc trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính thì theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thì biên bản sẽ xác định hành vi vi phạm phải có đại diện của UBND xã, phường hoặc thị trấn nơi có đất làm chứng để làm căn cứ thực hiện quyết định thu hồi đất và được lập theo quy định sau đây:
Cơ quan tài nguyên và môi trường hoặc cơ quan nhà nước sẽ có thẩm quyền tổ chức kiểm tra, thanh tra để xác định về hành vi vi phạm quy định tại các Điểm c, d, g, h và i Khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai năm 2013.
Trong thời hạn không quá là 07 ngày làm việc, kể từ ngày được lập biên bản, người được giao nhiệm vụ sẽ tiến hành việc kiểm tra, thanh tra có trách nhiệm và gửi biên bản cho cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất để chỉ đạo thu hồi đất.
Bước 2: Thẩm tra và xác minh thực địa.
Cơ quan tài nguyên và môi trường sẽ có trách nhiệm thẩm tra và xác minh thực địa khi cần thiết, trình UBND cùng cấp thực hiện quyết định thu hồi đất.
Xem thêm : Gió tầng nào gặp mây tầng đó: Muốn gặp người ưu tú trước hết hãy là người giỏi
Bước 3: Thông báo thu hồi đất.
Khi cá nhân và hộ gia đình có hành vi vi phạm thì UBND cấp huyện sẽ có trách nhiệm:
– Thông báo về việc thu hồi đất cho người sử dụng đất và sẽ đăng trên trang thông tin điện tử của UBND cấp huyện.
– Chỉ đạo xử lý về phần giá trị còn lại của giá trị đã đầu tư vào đất hoặc về tài sản gắn liền với đất (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Bước 4: Tiến hành thực hiện việc thu hồi đất.
Bước 5: Cưỡng chế để thực hiện việc thu hồi đất (nếu có).
Tổ chức cưỡng chế thực hiện quyết định về thu hồi đất nếu người có đất không thực hiện quyết định về việc thu hồi.
Bước 6: Cập nhật thông tin về địa chính, thu hồi sổ đỏ.
Trên đây là bài viết tư vấn về đất sổ hồng có được xây nhà không của Luật Hùng Sơn. Hãy liên hệ ngay đến hotline: 19006518 Luật Hùng Sơn để được giải đáp những vướng mắc, khó khăn khi bạn đang gặp phải.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp