Đất trồng gồm có những thành phần nào? Các loại đất trồng

Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp nằm ngoài cùng vỏ Trái Đất, thực vật có khả năng phát triển. Vậy đất trồng gồm có những thành phần nào? Tìm hiểu ngay.

1. Đất trồng gồm mấy thành phần chính?

Đất trồng bao gồm 3 thành phần chính:

1.1 Phần rắn – thành phần chính

Trong thành phần rắn của đất được chia thành hai nhóm chính là chất vô cơ và chất hữu cơ.

Đất trồng gồm có những thành phần nào? Các loại đất trồng

  • Trong đó, thành phần chất vô cơ chiếm tỷ lệ 92% đến 98%, bao gồm các chất dinh dưỡng như nitơ, photpho, kali cùng với nhiều thành phần khác như cát, sét, limon.
  • Thành phần hữu cơ bao gồm các hợp chất từ sinh vật sống trong đất cũng như từ các xác động vật và thực vật đã chết. Các vi sinh vật trong đất chịu trách nhiệm phân hủy xác động vật hay thực vật thành chất hữu cơ và chất khoáng tạo ra được các chất dinh dưỡng có sẵn cho cây trồng và tạo thành chất mùn.

Chọn đất trồng cây có nhiều chất mùn thường được coi là đất tốt, mang lại hiệu suất cao trong nông nghiệp. Chất mùn được tạo ra từ sự phân hủy của sinh vật và các vật liệu hữu cơ, cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cho cây.

1.2 Trong đất trồng cũng chứa phần lỏng

Phần lỏng trong đất trồng chính là nước – một thành phần của đất trồng cực kỳ quan trọng đối với cây, giúp rễ cây thực hiện quá trình hấp thụ nước và muối khoáng thông qua các lông mút. Nước cũng đóng vai trò kích thích việc hòa tan chất dinh dưỡng trong đất, tạo điều kiện cho rễ cây dễ dàng hấp thụ.

1.3 Phần khí – thành phần không thể thiếu

Có thể bạn không biết rằng trong đất trồng cũng chứa khí. Không giống như khí quyển, khí trong đất có hàm lượng oxy thấp hơn nhiều và lượng cacbonic (CO2) cao hơn so với khí quyển hàng trăm lần.

Thành phần khí trong đất trồng cây công trình đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng của cây. Khí trong đất trồng cung cấp oxy cho rễ cây, giúp rễ cây thực hiện quá trình hô hấp cần thiết để tạo ra năng lượng. Lượng CO2 trong đất giúp cây chuyển đổi năng lượng từ ánh sáng mặt trời thành chất hữu cơ.

Thành phần khí trong đất trồng cây công trình đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng của cây

2. Có những loại đất trồng nào?

Thông tin về các loại đất trồng giúp bạn lựa chọn được loại đất cũng như thỗ nhưỡng phù hợp với điều kiện sinh trưởng của cây.

2.1 Loại đất cát

Đất cát là một dạng đất thô rời rạc có kích thước đa dạng, từ hạt mịn (0,05mm) đến hạt thô (2mm). Khi tiếp xúc với đất cát bạn sẽ cảm thấy độ sạn mịn. Thành phần của đất cát có khoảng 80% đến 100% là cát và mức độ mùn và sét chiếm từ 0% đến 10% tạo nên một cấu trúc đất vô cùng đặc biệt, với khả năng thoát nước tốt. Tuy nhiên, đất cát có thể gặp khó khăn trong việc giữ nước và chất dinh dưỡng do sự thiếu hụt của thành phần mùn và sét.

2.2 Đất thịt

Đất thịt có thành phần đa dạng hơn với khoảng 25% đến 50% cát, 30% đến 50% mùn và 10% đến 30% sét. Thành phần của đất trồng khá đồng đều này khiến cho đất thịt mang những đặc điểm tích cực của cả đất cát và đất sét. Cát trong đất thịt giúp ngăn chặn tình trạng ngập úng, trong khi thành phần mùn cung cấp chất dinh dưỡng và giữ nước tốt. Vì vậy mà đất thịt được xem là loại đất trồng cây công trình lý tưởng, cho ra sản lượng tốt.

>> Xem thêm: Cách chọn đất trồng cây chà là – Cách tăng dinh dưỡng đất trồng cây chà là

2.3 Đất sét

Đất sét là loại đất có đặc tính đặc biệt – tính dính dẻo khi ướt và tạo ra những khối đất vô cùng cứng khi khô. Thành phần đất sét bao gồm từ 0% đến 45% cát, 0% đến 45% mùn, 50% đến 100% sét. Đất sét thường cần phải được cải thiện nhiều về độ phì nhiêu để có thể trồng cây thuận lợi. Hiện nay, đất sét đang được sử dụng rộng rãi trong trồng trọt sau khi cải tạo bằng cách bón phân hữu cơ và vôi, sử dụng phân chuồng hoặc phân xanh.

Hiện nay, để trồng cây công trình các giống khác nhau, người ta thường phối trộn các loại đất trồng lại với nhau. Đồng thời áp dụng nhiều cách cải tạo, cung cấp dinh dưỡng trong đất. Trong đó, việc bổ sung phân bón là việc rất cần thiết để tăng độ phì nhiêu và ngăn chặn tình trạng bạc màu của đất.

Nhờ bón phân vào đất mà cây trồng có được nguồn dinh dưỡng cần thiết để phát triển khỏe mạnh. Nếu bạn trồng cây cảnh sau một thời gian cây ngừng tăng trưởng thì hãy có thể nguồn dinh dưỡng trong đất đã trở nên cạn kiệt. Hãy áp dụng các kỹ thuật bón phân cho cây và đất trồng.

3. Cách làm tơi xốp đất trồng

  • Dùng cuốc hoặc xẻng xới đất theo rãnh sâu khoảng 20-30cm, rộng khoảng 20-30cm.
  • Dùng máy móc để làm tơi xốp đất.
  • Dùng phân hữu cơ vào đất trồng chà là.
  • Không nên làm tơi xốp đất quá sâu có thể làm đứt rễ cây.
  • Không nên làm tơi xốp đất vào mùa khô có thể làm khô đất và gây hại cho cây.

Dưới đây là một số lưu ý khi tăng dưỡng chất cho đất trồng cây công trình:

  • Thời điểm bón: Nên bón phân vào đầu mùa mưa hoặc đầu mùa xuân để cây hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất.
  • Liều lượng bón: Liều lượng bón cần điều chỉnh tùy theo tuổi cây, điều kiện sinh trưởng của cây, theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất phân bón.
  • Cách bón: Bón phân theo rãnh hoặc rải đều quanh gốc cây, sau khi bón cần tưới nước để hòa tan phân và giúp cây hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
  • Làm tơi xốp đất: Đất tơi xốp giúp cây chà là ăn trái phát triển tốt hơn, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng, thoát nước và chống chịu sâu bệnh.

Trên đây là những chi tiết trả lời cho thắc mắc đất trồng gồm có những thành phần nào. Nếu bạn chưa biết nên lựa chọn đất trồng cây nào cho cây cảnh quan – cây kiểng nội thất của mình hoặc muốn cải tạo chất lượng đất trồng hiện tại thì hãy liên hệ Vườn Hưng Thịnh để được tư vấn chi tiết.