I – Táo – loại quả giàu chất dinh dưỡng
Trước khi tìm câu trả lời cho thắc mắc “đau dạ dày ăn táo được không”, hãy khám phá những giá trị dinh dưỡng có trong loại quả này.
Táo là loại trái cây rất quen thuộc đối với người Việt Nam, được dùng như một món ăn vặt hoặc tráng miệng sau mỗi bữa ăn thường ngày. Trong táo chứa hàm lượng dinh dưỡng vô cùng dồi dào, cực kỳ tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, vỏ của loại quả này cũng rất giàu polyphenol – chất chống oxy hóa có tác dụng điều hòa huyết áp và giảm nguy cơ đột quỵ.
Bạn đang xem: Đau dạ dày có ăn táo được không? Nên chọn loại táo nào?
Trong 100gr táo chưa gọt vỏ chứa đến 86% là nước, 10.4gr đường (glucose, fructose và sucrose), 19mg Canxi, 2.5mg sắt, 27µg betacaroten, 0.6g chất xơ cùng một số hợp chất thực vật như catechin, quercetin và axit chlorogenic. Đặc biệt, hàm lượng chất chống oxy hóa từ táo tương đương 1500mg vitamin C.
Tuy vậy, chỉ số đường huyết GI của loại quả này vẫn ở mức thấp, chỉ từ 29 – 44, giúp bổ sung năng lượng cần thiết và kiểm soát đường huyết hiệu quả, rất tốt cho những người bị đái tháo đường. Bên cạnh đó, lượng chất xơ trong táo có khả năng đáp ứng được 17% nhu cầu dinh dưỡng cần thiết hàng ngày.
Cùng với polyphenol, vitamin C cũng là một chất chống oxy hóa được tìm thấy với hàm lượng cao trong táo. Ngoài ra, khoáng chất chính trong táo là Kali có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chức năng tim mạch, giảm huyết áp, phòng chống đột quỵ, ngăn ngừa loãng xương, sỏi thận.
II – Đau dạ dày có ăn táo được không?
Táo là loại quả tuyệt vời từ thiên nhiên hỗ trợ giảm triệu chứng liên quan đến đau dạ dày. Sử dụng táo khoa học giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, tiểu đường tuýp 2, rối loạn tiêu hóa, bảo vệ niêm mạc dạ dày và giảm tỷ lệ tử vong do động mạch vành.
Trong thành phần của táo chứa tổ hợp ezim có lợi cho dạ dày vàpectin – một loại chất xơ tan trong nước. Việc dung nạp lượng lớn pectin sẽ làm chậm tốc độ rỗng dạ dày, thúc đẩy quá trình tiêu hóa và bài tiết. Đồng thời, tình trạng tổn thương niêm mạc từ quá trình viêm loét do nhiễm khuẩn HP cũng được cải thiện hơn rất nhiều nhờ tác dụng của vitamin C có trong táo.
Chính vì thế, nếu bạn còn đang băn khoăn không biết “đau dạ dày ăn táo được không” thì câu trả lời chính là có. Bạn có thể ăn táo còn nguyên vỏ hoặc chế biến thành các món ăn, thức uống đa dạng tùy theo khẩu vị và sở thích của mình.
Tuy nhiên, một nghiên cứu ở Mỹ đã chỉ ra rằng: ăn táo quá nhiều khiến bạn gặp rắc rối với hội chứng ruột kích thích (IBS). Theo phân tích, một số loại carbohydrate trong trái cây như táo, rau củ, ngũ cốc, thực phẩm từ sữa có thể gây nên chứng đau dạ dày đối với bệnh nhân mắc IBS.
Xem thêm : Trồng hoa nhài trước nhà có tốt không?
Trong đó, táo là loại thực phẩm cần hạn chế tiêu thụ vì dễ gây đầy bụng, khó chịu ở dạ dày. Ngoài ra, người mắc chứng không dung nạp fructose cũng nên cẩn thận khi tiêu thụ loại quả này. Chính vì thế, bạn nên ăn táo với số lượng vừa đủ, khoa học, không lạm dụng quá mức để tránh gây hại cho sức khỏe.
Người đau dạ dày có thể ăn táo nhưng cần sử dụng khoa học
III – Món ăn từ táo tốt cho dạ dày
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, bạn nên ăn táo cả vỏ để thu nạp trọn vẹn lượng chất xơ có trong loại trái cây này. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo một số công thức chế biến món ăn hoặc đồ uống từ táo để tăng khẩu vị như:
- Nước ép táo.
- Sinh tố táo chuối.
- Bánh táo.
- Táo chấm mật ong.
- Táo dầm sữa chua.
- Salad táo, củ đậu, thanh long.
- Mứt táo.
- Trà táo.
- Cháo táo đại mạch thịt dê.
Song song với việc dùng thuốc điều trị, bạn hãy bổ sung vào thực đơn những món ăn trên để cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày một cách hiệu quả, nhanh chóng hơn.
IV – Người đau dạ dày khi ăn táo chú ý gì?
Khi đã nắm được việc đau dạ dày ăn táo được không, bạn cần biết cách ăn táo sao cho đúng cách để phát huy tối đa công dụng của loại quả này mà không làm ảnh hưởng đến chức năng của hệ tiêu hóa. Do đó khi sử dụng táo bạn nên lưu lại những mẹo nhỏ dưới đây:
- Tuyệt đối không được ăn táo khi bụng đói, không ăn vào buổi tối hoặc ngay sau bữa ăn.
- Chỉ nên ăn 1 – 2 quả táo mỗi ngày.
- Nên chọn táo tươi, vỏ táo nhẵn mịn, đều màu, chín vừa tới, không ăn táo có vỏ bầm tím, dập nát, chín nẫu.
- Rửa thật kỹ và ngâm muối trước khi ăn để loại bỏ tàn dư thuốc bảo vệ thực vật.
- Táo có phần vỏ và thịt khá cứng, dễ gây đau dạ dày hoặc tắc ruột nếu nhai không kỹ. Bạn có thể cắt hoặc xay nhỏ táo trước khi đưa vào miệng để hạn chế vấn đề này.
- Không nên nhai, nuốt hạt táo để tránh nguy cơ ngộ độc xyanua.
- Không nên uống nước ép táo khi đang sử dụng thuốc dị ứng fexofenadine.
Cần sử dụng táo với liều lượng và thời gian hợp lý
V – Các câu hỏi thường gặp của người đau dạ dày khi ăn táo?
Người đau dạ dày khi sử dụng táo cần xây dựng chế độ khoa học để không ảnh hưởng sức khỏe. Ngoài táo tươi thì các chế phẩm từ táo sử dụng thế nào cũng được khách hàng quan tâm. Chúng tôi đã tổng hợp các vấn đề đó và giải đáp chi tiết dưới đây:
1. Đau dạ dày có ăn được táo đỏ khô không?
Táo đỏ khô có vị ngọt bùi được dùng trong các bài thuốc đông y chuyên điều trị chứng viêm loét dạ dày – tá tràng. Hàm lượng chất xơ dồi dào trong loại quả này được chứng minh là có khả năng giảm lượng acid ở dạ dày, làm dịu đi các triệu chứng của bệnh viêm loét, trào ngược dạ dày và phòng ngừa rối loạn tiêu hóa.
Một số món ăn từ táo đỏ khô tốt cho dạ dày với công thức đơn giản, nguyên liệu dễ kiếm và thời gian chế biến nhanh chóng bạn có thể thử tại nhà:
- Cháo nếp táo đỏ.
- Chè táo đỏ hạt sen.
- Canh táo đỏ và cỏ nhọ nồi.
- Nước táo đỏ long nhãn.
- Trà táo đỏ mật ong.
- Canh táo đỏ ngân nhĩ.
Xem thêm : Trục đối xứng của hình chữ nhật
Tuy nhiên, việc lạm dụng quá nhiều táo đỏ khô trong chế độ ăn uống hàng ngày có thể dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu, kết sỏi gây tắc ruột, ảnh hưởng đến sức khỏe. Những người tiểu đường, người có tiền sử phù nề, tỳ vị hư hàn, trẻ nhỏ bị giun, cam tích trướng bụng, phụ nữ sau sinh hoặc đang trong kỳ kinh nguyệt nên hạn chế hoặc không dùng loại quả này.
Táo đỏ khô được kết hợp với nhiều nguyên liệu khác nhau
2. Đau dạ dày có nên ăn táo xanh không?
Hàm lượng chất dinh dưỡng trong táo xanh cũng tương đương với táo chín, tuy nhiên acid tự nhiên trong táo có thể khiến các triệu chứng viêm loét trở nên trầm trọng hơn. Chính vì thế, người đau dạ dày nên lựa chọn táo đã chín vừa tới, có vị ngọt bùi dễ ăn, hạn chế ăn táo xanh để tránh tình trạng trào ngược dạ dày – thực quản, ợ chua, ợ nóng.
Ngoài ra, một số loại thực phẩm được cho là cấm kỵ ăn cùng táo xanh như hải sản, củ cải trắng, đậu xanh, thịt ngỗng. Người bị ho có đờm, cơ địa hàn lạnh, thể trạng yếu cũng nên cân nhắc việc dung nạp táo xanh.
3. Đau dạ dày có được ăn táo tàu không?
Táo tàu chứa lượng lớn chất xơ, vitamin C và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Táo tàu làmón ăn vặt cho những bữa xế vì hàm lượng calo thấp, cung cấp năng lượng cần thiết cho các hoạt động thường ngày.
Tuy nhiên, lượng chất xơ lớn trong táo tàu khiến dạ dày chịu kích thích lớn và gây cảm giác khó chịu trong quá trình tiêu hóa. Bên cạnh đó, vỏ táo tàu còn là một lớp mỏng và cứng với phần cạnh sắc nhọn. Việc này khiến tình trạng viêm loét và cơn đau nhức dạ dày diễn ra nghiêm trọng hơn.
Người mắc bệnh dạ dày không nên sử dụng táo tàu
Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc: đau dạ dày ăn táo được không? Nên ăn loại táo nào? Cần lưu ý gì khi ăn táo? Chắc chắn, hương vị thơm giòn và giá trị dinh dưỡng cao từ táo giúp loại quả này có mặt trong thực đơn hàng ngày của bạn. Mong rằng bạn sẽ sử dụng táo khoa học để bảo vệ sức khỏe tốt nhất nhé!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp