Sau khi mang thai, nhiều bà mẹ xuất hiện vết rạn da ở các vùng như bụng, đùi, bắp chân, mông,… Đây là tình trạng da bị kéo dãn quá mức trong một thời gian ngắn dẫn đến đứt gãy collagen và elastin có trong cấu trúc da. Kết quả làm hình thành các vết lồi lõm dạng răng cưa trên bề mặt da.
Rạn da tuy không gây đau đớn nhưng lại ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và khiến nhiều chị em phụ nữ mất tự tin về cơ thể mình. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rạn da khi mang thai, trong đó chủ yếu xuất phát từ những yếu tố sau:
Bạn đang xem: Cách bôi dầu dừa chống rạn da cho bà bầu
- Kích thước vòng bụng và cân nặng tăng nhanh
Xem thêm : Hệ số khả năng thanh toán nhanh – Cách xác định và ý nghĩa
Trong thai kỳ, kích thước vòng bụng và cân nặng người mẹ có xu hướng tăng nhanh, đặc biệt là từ tháng thứ 5 trở đi. Điều này khiến các vùng da trên cơ thể phải căng giãn quá mức và dần mất đi độ đàn hồi. Mức độ tăng cân càng nhanh, vùng da bị rạn càng rộng. Ngoài vùng bụng, rạn da còn xuất hiện ở các bộ phận khác như đùi, bắp chân,…
- Do thay đổi hormone
Khi mang bầu, nội tiết tố của bà mẹ có sự xáo trộn lớn. Việc thay đổi nồng độ các hormone estrogen và progesterone khiến thai phụ dễ gặp các vấn đề về da, trong đó bao gồm tình trạng rạn da và tăng sắc tố melanin. Điều này cũng phần nào lý giải lý do vì sao các vết rạn da thường sậm màu hơn các vùng da còn lại.
- Do cơ địa, di truyền
Xem thêm : 1 Ổ bánh mì thịt chả bao nhiêu calo? Ăn bánh mì Huynh Hoa có mập không?
Rạn da nhiều hay ít còn phụ thuộc vào cấu trúc da của mỗi người. Nếu bà mẹ nào có cấu trúc da bền vững, độ đàn hồi tốt thì tình trạng rạn da cũng ít xuất hiện hơn. Bên cạnh đó, yếu tố di truyền cũng được xem là nguyên nhân ảnh hưởng đến mức độ rạn da. Nếu bạn có mẹ hoặc chị gái bị rạn da nặng khi mang thai thì tỷ lệ gặp phải tình trạng này sẽ cao hơn người bình thường.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp