Thủ phạm khiến da đầu ngứa ngáy khó chịu
Ngứa da đầu có thể phản ánh tình trạng da đầu quá nhiều gàu, hoặc nguyên nhân do các bệnh lý như: nấm da đầu, viêm da tiết bã nhờn (tuyến bã nhờn trên da đầu hoạt động quá mức), bệnh vẩy nến, bệnh chàm, bị tiểu đường, zona thần kinh, bị chấy ký sinh trên đầu… Trong đó, nấm da đầu và viêm da tiết bã được coi là những thủ phạm chính dẫn tới tình trạng ngứa dai dẳng kèm xuất hiện vảy gàu nhiều bất thường.
Bạn đang xem: Cách chọn dầu gội trị ngứa da đầu phù hợp
Ngoài ra một số thói quen xấu trong sinh hoạt cũng có thể dẫn đến tình trạng ngứa da đầu như: dùng các sản phẩm chứa nhiều chất hóa học không đảm bảo trong sáp vuốt tóc, keo xịt tóc, gel dưỡng… Thói quen buộc tóc quá chặt, gãi chà xát mạnh da đầu khi gội hay để da đầu tiếp xúc nhiều với ánh mặt trời cũng có thể dẫn đến da đầu tổn thương mẩn đỏ và viêm ngứa.
Hướng dẫn cách chọn dầu gội trị ngứa da đầu ngay tại nhà
Bạn nên xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngứa da đầu của mình. Nếu nguyên nhân liên quan đến lối sống thì bạn cần điều chỉnh cách sinh hoạt mỗi ngày. Trường hợp nguyên nhân các bệnh lý trên da đầu thì cần dùng thuốc điều trị tận gốc. Điển hình với những người bị gàu, ngứa do nhiễm vi nấm, dầu gội vừa có tác dụng làm sạch gàu vừa có các thành phần diệt nấm sẽ là lựa chọn tối ưu nhất để giảm viêm ngứa hiệu quả. Vậy đâu là dòng dầu gội trị ngứa da đầu tốt nhất?
Xem thêm : Bản chất của dòng điện trong chất điện phân là gì?
Trên thị trường hiện có rất nhiều dòng dầu gội trị ngứa đầu khác nhau, khiến người tiêu dùng gặp khó khăn khi lựa chọn. Bạn có thể đọc bảng thành phần của dầu gội để đánh giá sơ bộ tác dụng trị ngứa của sản phẩm. Theo đó, dầu gội trị ngứa thường chứa một số hoạt chất dưới đây:
– Selenium sulfide: Hoạt chất giúp hạn chế bong tróc tế bào, giảm gàu, kháng nấm, qua đó giảm ngứa. Dù vậy, chị L.H.P tại một nhà thuốc ở Hà Nội đã chia sẻ rằng: “Nhiều người phản hồi khi dùng dầu gội chứa selenium sulfide có hiện tượng bị khô, xơ tóc, mùi khó chịu”.
– Axit salicylic: Có tính “bạt sừng”, giúp tẩy da chết và giảm các vảy gàu khá hiệu quả, làm mềm da, giảm ngứa nhẹ. Tuy nhiên hoạt chất này không phù hợp với những người có làn da yếu, nhạy cảm vì dễ làm da bị mỏng đi.
– Kẽm pyrithione: Giúp giảm nấm gây ngứa da đầu. Theo thống kê, hoạt chất này có mùi hôi khó chịu và thường gây tình trạng xơ tóc, khô da đầu.
– Dầu gội trị ngứa kết hợp kháng nấm và kháng viêm, ví dụ như thành phần kháng nấm phổ rộng Ketoconazol, giúp kiểm soát sự phát triển của vi nấm Pityrosporum (Malassezia), giảm gàu hiệu quả. Đặc biệt, hoạt chất này kết hợp cùng kháng viêm Clobetasol giúp đẩy lùi triệu chứng mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu da đầu.
Cách dùng dầu gội trị ngứa da đầu hiệu quả
Sau khi chọn được đúng loại dầu gội trị ngứa da đầu phù hợp, bạn áp dụng quy trình gội đúng cách để phát huy tối đa tác dụng trị ngứa gàu:
Xem thêm : Nhiều mẹ bầu ăn lựu để con có má lúm đồng tiền xinh xắn, điều này có đúng?
– Về cách gội: Ở những người bị viêm ngứa, da đầu thường mỏng, tổn thương và dễ bị kích ứng hơn hẳn người bình thường. Vì thế, khi gội đầu, cần hết sức nhẹ nhàng, tuyệt đối không dùng móng tay để gãi hay gội đầu bằng nước quá nóng, vì sẽ gây xước và khiến da viêm đỏ, kích ứng nặng hơn.
– Tần suất sử dụng: Thông thường, bạn nên dùng dầu gội trị gàu ngứa khoảng 2-3 lần/tuần. Ngoài ra cần lưu ý rằng, với những dầu gội trị ngứa có chứa thành phần kháng viêm thì khi muốn ngừng sử dụng, bạn nên giảm dần tần suất gội sau đó mới thôi hẳn, không nên dừng đột ngột.
– Với những trường hợp bị viêm ngứa nặng, gàu lan xuống lông mày, trán: Có thể kết hợp sử dụng thuốc bôi chứa một số hoạt chất như Miconazole, Clotrimazole, Ketoconazole… hoặc kháng nấm đường uống (Fluconazol, Griseofulvin, Terbinafin…) theo chỉ định.
Ngoài gội đầu đúng cách, bạn cũng cần chú trọng các biện pháp tăng cường sức khỏe da đầu, giúp da đầu khỏe mạnh hơn. Cụ thể như sau:
– Nên massage nhẹ nhàng khi gội đầu, kết hợp ủ dưỡng để cải thiện sức khỏe cho da, từ đó giảm gàu ngứa. Các loại dưỡng chất bạn có thể dùng là: dầu dừa, dầu hạnh nhân.
– Thay đổi lối sống, bao gồm: không đi ngủ khi đầu còn ẩm; xây dựng chế độ ăn uống khoa học (hạn chế sử dụng chất béo, đường, đồ uống có cồn, thực phẩm chế biến sẵn; bổ sung trái cây, rau quả, cá hồi, hạt lanh…); thường xuyên tập thể dục để giảm căng thẳng cũng như nâng cao sức đề kháng của cơ thể, qua đó giảm ngứa da đầu…
– Sau khi kiểm soát được tình trạng ngứa, da sẽ dần phục hồi và lên da non, quá trình này thường gây ngứa. Để cải thiện, bạn hãy hạn chế tối đa việc gãi, đồng thời chú trọng dưỡng ẩm cho da đầu bằng cách ủ dầu dừa, dầu dưỡng tóc. Có thể tìm đến các phương pháp gội đầu từ thiên nhiên như: dùng dầu tràm trà, tinh dầu bạc hà, bột yến mạch… để nuôi dưỡng da, hỗ trợ giảm viêm ngứa.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp