Khi bị côn trùng chui vào tai, chúng ta đều cảm nhận được tai bị tấn công và mức độ đau sẽ khác nhau tùy người. Có thể là cơn đau nhẹ, nhưng cũng có nhiều trường hợp đau dữ dội do bị đốt.
- Top 20 phim hoạt hình chiếu rạp ghi dấu tuổi thơ đáng xem nhất mọi thời đại
- Top 15 kem dưỡng da mặt tốt nhất hiện nay được nhiều người tin dùng
- Dùng giấy vệ sinh xong có nên bỏ vào bồn cầu hay không?
- SINH NĂM 1992 HỢP VỚI TUỔI NÀO NHẤT KẾT HÔN ĐỂ CÓ CUỘC SỐNG VIÊN MÃN?
- Mùng 1 mặc màu gì cho cả năm may mắn và tốt lành?
Một số còn bị chảy nước hoặc chảy máu do côn trùng cắn sâu vào màng nhĩ. Côn trùng chui vào tai có thể làm cho tai bị viêm dưới nhiều hình thái và mức độ khác nhau.
Bạn đang xem: TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN 5
Triệu chứng thường gặp
- Đột ngột đau dữ dội một bên tai (trước đó không có bệnh gì liên quan đến tai). Có thể có những cơn đau dữ dội xen kẽ với khoảng thời gian âm ỉ.
- Trẻ nhỏ đang ngủ khóc thét lên.
- Đau tai, cảm giác khó chịu và có thể là cảm thấy nghe kém hơn so với bình thường.
- Cảm giác nhột trong tai như có một con vật nào đó di chuyển phía bên trong.
- Có thể xuất hiện những dấu hiệu kèm theo như chóng mặt, buồn nôn…
- Trường hợp nặng hơn có thể xuất hiện chảy máu tai hoặc da nổi đỏ, cảm giác ngứa ngáy.
- Vành tai bị sưng đỏ, da ống tai bị nề đỏ. Trong ống tai có thể có dịch màu vàng chảy ra do viêm nhiễm xuất hiện một vài ngày.
- Trong ống tai có thể xuất hiện nhiều mụn loét nhỏ, nóng và có mủ.
Xử trí viêm tai do côn trùng
Xem thêm : Quy luật phân li độc lập của Menđen – Nội dung và ý nghĩa quy luật
Khi bị côn trùng chui vào tai, trường hợp nhẹ có thể xử trí tại nhà. Nên nằm nghiêng bên tai có côn trùng chui vào rồi nhỏ nước ấm hoặc oxy già ngập tai cho côn trùng tự chui ra hoặc chết đi. Sau đó, đưa bệnh nhân tới bệnh viện để kiểm tra hoặc gắp côn trùng ra ngoài.
Trường hợp bị đau dữ dội, thậm chí chảy máu, cần đến bệnh viện ngay. Bệnh viện có đủ trang thiết bị y tế hiện đại để gắp côn trùng ra và đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.
Nếu loại côn trùng chui vào tai có kích thước lớn thì bạn cần làm nó chết trước khi lấy ra ngoài để tránh làm tổn thương ống tai.
Nên đến khám bác sĩ ngay khi cảm thấy bị đau, chảy dịch hoặc chảy máu tai. Có thể là dị vật đã gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng. Bạn cần đến khám bác sĩ ngay để gắp vật thể ra ngoài và được điều trị cũng như kê đơn thuốc.
Xem thêm : Từ Hà Nội đến Hà Giang bao nhiêu km? Di chuyển như thế nào?
Với côn trùng nhỏ, chỉ cần sử dụng nước rửa chuyên dụng để làm chết rồi dùng thủ thuật gắp ra an toàn. Sau khi lấy côn trùng ra bác sĩ sẽ rửa sạch tai và nhỏ thuốc vào tai vài ngày sau để tránh nhiễm trùng. Các thuốc nhỏ tai thường dùng như otipax, polydexa, dầu glycerin, dung dịch povidine…
Lưu ý: Không tự ý xử trí côn trùng chui vào tai bằng những cách dân gian như hơ lá, xông hơi. Không cố gắng dùng bông ngoáy tai hoặc là ngón tay ngoáy vào lỗ tai khi thấy cảm giác có vật thể gì đó vướng bên trong tai. Điều này sẽ dẫn đến các vật thể sẽ ngày càng vào sâu hơn phía bên trong tai. Từ đó gây khó khăn cho việc xử lý cũng như có thể dẫn tới thủng màng nhĩ.
Phòng ngừa côn trùng chui vào tai
Để phòng ngừa côn trùng chui vào tai, cần:
- Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát để hạn chế côn trùng ẩn náu.
- Ngủ giường, hạn chế ngủ trên đất hay những nơi ẩm thấp.
- Với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phải vệ sinh sạch sẽ sau khi bé bú sữa, thay quần áo, ga, áo gối thường xuyên để côn trùng không tới.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp