1. Tự do là gì?
Có thể thấy tự do là một từ ngữ Hán việt. “Tự” có nghĩa là chính mình (tự ý, quyết định); “do” có nghĩa là nguồn gốc, căn nguyên từ bản thân mà nên (lý do, nguyên do) . Như vậy, “tự do” có nghĩa là cái gì bắt nguồn từ tâm mình: cái gì chính tôi mà nên và quyết định bởi bản thân (chứ không phải ai khác) thì nó mang tính tích cực.
Tự do được sử dụng cho các mục đích riêng và thời điểm khác nhau cũng sẽ có ý nghĩa khác nhau. Tự do có thể hiểu là danh từ chỉ trạng thái một dân tộc, một xã hội và mọi người không bị ngăn cấm hay giới hạn nào đối với các hoạt động kinh tế – chính trị. Hay là trạng thái của quốc gia không bị cầm tù hoặc không bị làm nô lệ (Độc lập – tự do và hạnh phúc) …
Bạn đang xem: Quyền tự do là gì? Các quyền tự do cơ bản của công dân?
2. Quyền tự do và nghĩa quyền tự do cơ bản của công dân:
2.1. Khái niệm về quyền tự do:
Quyền tự do cơ bản của công dân là nội dung pháp lý cơ bản của Luật Hiến pháp nhằm xác định địa vị pháp lý của công dân trong mối quan hệ với Nhà nước và xã hội, là căn cứ để xác định những quyền và nghĩa vụ của công dân trên mọi cấp và trong các mặt của đời sống xã hội.
Các quyền tự do cơ bản của công dân cần phải được thể hiện trong Hiến pháp Việt Nam: Hiến pháp là luật cao nhất của hệ thống pháp luật Việt Nam. Các văn bản luật khác phải được xây dựng dựa trên Hiến pháp và không được mâu thuẫn với Hiến pháp. Các quyền tự do cơ bản của công dân là những quyền thiết yếu nhất và không tách rời với mỗi cá nhân. Quy định mối quan hệ cơ bản giữa Nhà nước và công dân, tạo điều kiện để công dân được chăm sóc, bảo vệ và được phát triển toàn diện.
2.2. Ý nghĩa quyền tự do cơ bản của công dân:
Có thể thấy tự do là quyền lợi của con người. Bởi ngay từ lúc sinh ra, con người đã không thể lựa chọn cha mẹ, ngày giờ sinh ra đời, nơi sinh, giới tính. Ngay cả trong cuộc sống hằng ngày, có những điều mà bản thân con người cũng không tự định đoạt được. cho phép việc tự do của mỗi con người về nhận thức và hành vi là vô cùng cần thiết. Con người là chủ thể độc lập, có thế giới quan riêng và có quyền tự do lựa chọn lối sống sao cho bản thân cảm thấy thoải mái và thoả mãn với cuộc sống đó. nhưng việc tuỳ chọn phải dựa trên những tiêu chuẩn đạo đức và phong tục tập quán cũng như trong khuôn khổ luật pháp cho phép. Tự do không có nghĩa là tự do của cá nhân gây phương hại đến tự do của người khác, tự do chứ không phải tuỳ tiện làm hành vi trái pháp luật.
Quyền tự do cơ bản của công dân có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó không chỉ xác lập và khẳng định tính dân chủ mà còn đề cao và tôn trọng những quyền tự do cơ bản đó, đồng thời nhà nước và pháp luật luôn bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp đó.
3. Các quyền tự do cơ bản của công dân:
3.1. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân:
Khái niệm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân được định nghĩa là một trong những quyền sống còn của mỗi cá nhân quan trọng nhất, trong mọi trường hợp, mọi hoàn cảnh, quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân luôn được đảm bảo. Luật Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam quy định cụ thể:
Không một ai cho dù ở bất kì vị trí đâu có quyền tuỳ tiện bắt giam người với các lí do không chính đáng hay do nghi ngờ không căn cứ. Tự tiện bắt và giam hoặc giữ người trái pháp luật là Xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, là hành vi trái pháp luật phải bị xử phạt nghiêm theo pháp luật.
Có 3 trường hợp pháp luật cho phép bắt người:
– Trường hợp 1: Viện KSND, Toà án trong phạm vi thẩm quyền theo quy định của pháp luật có quyền lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giữ ngay khi có căn cứ chứng minh bị can, bị cáo sẽ gây cản trở cho công tác điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội;
– Trường hợp 2: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp o Khi có căn cứ chứng tỏ rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng o Khi có người chính mắt nhìn thấy và xác định đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần thiết bắt ngay nhưng người đó không thoát được o Khi thấy ở người hay nơi cư trú của một người nào đó có dấu vết của tội phạm;
-Trường hợp 3: Bắt người đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
* Ý nghĩa:
– Đây là một trong những quyền tự do cá nhân quan trọng nhất liên quan đến quyền được sống của con người;
-Nhằm ngăn chặn mọi hành vi tùy tiện bắt giữngười trái với quy định của pháp luật;
Xem thêm : Dòng biển nóng hay lạnh phụ thuộc vào?
-Bảo vệ quyền con người;
– quyền công dân trong một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
3.2 Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân:
Theo khoản 1 điều 20 Hiến pháp năm 2013 quy định: mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kì hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Theo đó:
– Thứ nhất: Không ai được xâm phạm vào tính mạng và sức khoẻ của người khác. Đặc biệt nghiêm cấm các hành vi lưu manh, côn đồ, đánh đập người gây thương tích hoặc làm thiệt hại đến sức khoẻ của người khác.
– Thứ hai: Không ai được xâm phạm vào danh dự và nhân phẩm của người khác. Không bịa đặt chuyện xấu, đưa tin đồn, vu khống nhằm hạ uy tín và làm tổn hại đến danh dự của người khác
* Ý nghĩa:
– Xác định địa vị pháp lý của công dân;
– Đề cao nhân tố con người.
3.3. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân:
Chỗ ở của cá nhân được nhà nước và mọi người công nhận thì không ai được tự tiện đến chỗ ở của người khác nếu không được người ấy cho phép. Chỉ những trường hợp được pháp luật quy định thì mới được vào chỗ ở của một người. Việc khám xét cũng không được tuỳ tiện mà phải thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
Theo nguyên tắc, không được ai tự ý vào chỗ ở của người khác. Trừ những trường hợp đặc biệt như:
– Trường hợp 1. Khi có căn cứ xác định chỗ ở của người đó có dụng cụ, phương tiện để thực tiện tội phạm hoặc có đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án
– Trường hợp 2. Khám chỗ ở của một người nào đó được thực hiện khi cần bắt giữ người đang bị truy nã hoặc người phạm tội quả tang nhưng tránh.
* Ý nghĩa:
– Bảo đảm cho người dân có đời sống tự do
– Tránh mọi hành vi tham nhũng, lạm dụng quyền lực của cán bộ, công chức nhà nước
3.4 Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín:
Thư tín, điện thoại, ín của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc kiểm tra thư tín, điện thoại, ín của cá nhân được tiến hành trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có ý kiến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Xem thêm : Nguyên nhân trực tiếp bùng nổ phong trào cần vương
* Ý nghĩa: Bảo đảm đời sống riêng tư của các cá nhân trong XH không bị xâm hại
Ví dụ: Bác đưa thư sang nhà Lan gửi thư nhưng Lan cũng có nhà, lại gặp Mai nhà bên đang ở ngoài cổng nên bác đã bảo Mai cầm giúp bức thư về đưa cho Lan. đồng ý. Tuy nhiên, cầm bức thư trên tay Thảo tò mò quá đã mở cuốn thư của Hoa ra xem. Như vậy Thảo đã vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín.
3.5. Quyền tự do ngôn luận:
Công dân có quyền tự do nêu ý kiến và thể hiện quan điểm của mình đối với những vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước. Quyền tự do ngôn luận của công dân được thể hiện qua các hình thức khác nhau.
– Một là: Tham gia cuộc họp ở cơ quan, trường học, tổ dân phố. .. trực tiếp bày tỏ ý kiến cá nhân
– Hai là: Có thể viết bài gửi đăng báo để trình bày ý kiến, quan điểm của mình đối với chủ trường học, chính sách và pháp luật của nhà nước. ..
– Ba là: đề xuất ý kiến, kiến nghị với đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân trong dịp đại biểu tiếp xúc với cử tri ở địa phương
* Ý nghĩa: Là diễn đàn để công dân có thể đóng góp trực tiếp cho mọi hoạt động của nhà nước và xã hội
4. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân:
4.1. Trách nhiệm của nhà nước:
– Xây dựng và ban hành một hệ thống pháp luật, bao gồm Hiến pháp, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự, . .. trong đó có những quy định cụ thể quyền hạn và nghĩa vụ của từng cơ quan, cán bộ, công chức nhằm đảm bảo cho người dân được hưởng đủ mọi quyền tự do cơ bản mà Hiến pháp và luật quy định.
– Tổ chức và xây dựng hệ thống các cơ quan bảo vệ pháp luật, bao gồm Toà án, Viện KSND, Công an,… có chức năng điều tra, truy tố, xét xử nhằm bảo vệ những quyền tự do cơ bản, bảo vệ đời sống bình yên của mọi người.
4.2 Trách nhiệm của công dân:
-Phải học tập, tìm hiểu để nắm được nội dung các quyền tự do cơ bản của mình
-Phê phán, đấu tranh, tố cáo những việc làm trái pháp luật, vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân
-Tham gia giúp đỡ các cán bộ nhà nước thi hành quyền bắt người, khám xét trong trường hợp pháp luật cho phép
-Tự rèn luyện, nâng cao ý thức pháp luật để sống văn minh, tôn trọng pháp luật, tự giác tuân thủ pháp luật, tôn trọng quyền tự do cơ bản của người khác.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
– Hiến pháp năm 2013.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp