Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Bạn đang xem: Văn bản quy phạm pháp luật là gì?
1. Quy phạm pháp luật là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 thì quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.
2. Văn bản quy phạm pháp luật là gì?
– Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
– Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng được ban hành không đúng thẩm quyền, hình – thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật.
(Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)
Xem thêm: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành
Xem thêm: Biểu mẫu văn bản hành chính theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP
3. Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:
– Quốc hội: ban hành Hiến pháp, Bộ luật, Luật, Nghị quyết.
– Ủy ban Thường vụ Quốc hội: ban hành pháp lệnh, nghị quyết.
Xem thêm : Lãi Suất Ngân Hàng Vietcombank Mới Nhất Tháng 1/2024
– Ủy ban Thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: ban hành nghị quyết liên tịch.
– Chủ tịch nước: ban hành Lệnh, quyết định.
– Chính phủ: ban hành Nghị định.
– Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: ban hành nghị quyết liên tịch.
– Thủ tướng Chính phủ: ban hành quyết định.
– Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: ban hành nghị quyết.
– Chánh án Tòa án nhân dân tối cao: ban hành thông tư.
– Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao: ban hành thông tư.
– Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ: ban hành thông tư.
– Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ;
(Không ban hành Thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ)
Xem thêm : Cúng Tết Đoan Ngọ và những điều cần lưu ý
– Tổng Kiểm toán nhà nước: ban hành quyết định;
– Hội đồng nhân dân các cấp: ban hành nghị quyết;
– Ủy ban nhân dân các cấp: ban hành quyết định.
– Chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.
4. Ngôn ngữ, kỹ thuật văn bản quy phạm pháp luật
Ngôn ngữ, kỹ thuật văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại Điều 8 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (được sửa đổi 2020) như sau:
– Ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật là tiếng Việt.
Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật phải chính xác, phổ thông, cách diễn đạt phải rõ ràng, dễ hiểu.
– Văn bản quy phạm pháp luật phải quy định cụ thể nội dung cần điều chỉnh, không quy định chung chung, không quy định lại các nội dung đã được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật khác.
– Tùy theo nội dung, văn bản quy phạm pháp luật có thể được bố cục theo phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm; các phần, chương, mục, tiểu mục, điều trong văn bản quy phạm pháp luật phải có tên. Không quy định chương riêng về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, xử lý vi phạm trong văn bản quy phạm pháp luật nếu không có nội dung mới.
– Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Chính phủ quy định về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan, người có thẩm quyền khác được quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp