Đau nhũ hoa có phải dấu hiệu mang thai không? Mẹo giảm đau nhũ hoa

Cách giảm đau nhũ hoa khi mang thai tháng đầu

đau nhũ hoa có phải mang thai

Chắc hẳn là bạn không còn thắc mắc “Đau nhũ hoa có phải dấu hiệu mang thai không?”. Mặc dù đã biết đau đầu vú có phải mang thai không, nhưng bạn cũng cần tìm hiểu thêm những mẹo giúp giảm đau nhũ hoa khi mang thai tháng đầu và trong suốt thai kỳ. Dưới đây là một số gợi ý hữu ích mà bạn có thể tham khảo:

  • Chọn áo ngực phù hợp: Việc mặc áo ngực không vừa vặn sẽ làm thai phụ thêm đau và khó chịu. Do đó, mẹ bầu cần chọn những chiếc áo ngực vừa vặn, không gọng, vải cotton dày dặn, êm, mềm mịn, thấm hút mồ hôi, có thể giúp nâng đỡ tốt và giữ cố định ngực.
  • Mặc áo ngực đi ngủ: Nhiều phụ nữ mang thai cảm thấy việc mặc áo ngực hoặc áo ngực thể thao bằng cotton khi ngủ giúp hạn chế cảm giác khó chịu vào ban đêm.
  • Sử dụng miếng lót ngực: Trong những tuần đầu tiên của thai kỳ, núm vú thường cực kỳ nhạy cảm khi chạm vào. Để giúp ngực cảm thấy thoải mái hơn, mẹ bầu có thể sử dụng miếng lót ngực, giúp bảo vệ núm vú khỏi kích ứng do đụng chạm, cọ xát.
  • Dùng nước để giảm đau nhũ hoa: Vậy cách giảm đau đầu vú khi mang thai là gì? Nước ấm có thể làm dịu cơn đau nhức đầu vú. Mẹ bầu nên ngâm mình trong bồn nước ấm và nhẹ nhàng vệ sinh ngực của mình.
  • Chườm mát: Do lưu lượng máu tăng lên, nhiệt độ ngực có thể cũng tăng lên một chút. Điều này sẽ gây ra cảm giác ngứa ran hay thậm chí đau nhức. Để giảm bớt tình trạng này, mẹ bầu nên chườm một chiếc khăn ngâm trong nước mát lên ngực.
  • Tránh các chất kích thích: Xà phòng có thể làm khô da vùng ngực, khiến ngực và núm vú dễ bị kích ứng hơn. Do đó, mẹ nên chọn những sữa tắm, bột giặt được làm từ nguyên liệu tự nhiên hoặc dành riêng cho da nhạy cảm.
  • Uống nhiều nước: Tình trạng thiếu nước khiến cơ thể giữ nước nhiều hơn. Điều này khiến nhũ hoa trở nên sưng và đau nhức. Do đó, thai phụ cần uống nhiều nước để cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý tránh các loại đồ uống có cồn hay caffeine.