1. Hiệu lực của các tài liệu, giấy tờ nước ngoài sau khi được hợp thức hóa lãnh sự
– Các tài liệu, giấy tờ nước ngoài được hợp pháp lãnh sự thì sẽ có hiệu lực trong vòng 3 tháng theo quy định của các cơ quan cấp phép Việt Nam.
– Như vậy, sau 3 tháng kể từ ngày tiến hành hợp pháp hóa được ghi trên tài liệu, giấy tờ thì tài liệu, giấy tờ đó sẽ hết hiệu lực và không còn giá trị sử để nộp vào cơ quan cấp phép.
Bạn đang xem: Dấu tím đại sứ quán có thời hạn bao lâu? [Mới nhất 2023]
– Nếu muốn nộp tài liệu, giấy tờ vào các cơ quan nhà nước thì lài liệu, giấy tờ đó cần phải được hợp pháp hóa lãnh sự lại.
2. Hiệu lực của các tài liệu, giấy tờ xác nhận số dư tài khoản (Chứng minh năng lực tài chính)
Xem thêm : Tác dụng và cách ngâm rượu tắc kè đá cốt toái bổ đơn giản dễ làm tại nhà
– Thông thường thì việc xác nhận số dư tài khoản do ngân hàng cấp nên không có quy định rõ ràng về hiệu lực của các tài liệu, giấy tờ này. Thông qua xác minh ở một số công ty làm dịch vụ và tìm hiểu thì việc xác nhận số dư tài khoản không quy định về thời hạn có hiệu lực.
– Đối với thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư thì cũng chỉ yêu cầu xác nhận số dư tài khoản chứ không đề cập đến thời gian cấp để có hiệu lực. Tuy nhiên, qua tìm hiểu thì đối với việc du học, nhiều Đại sứ quán các nước còn yêu cầu số tiền gửi phải được gửi trong tài khoản của ngân hàng đó tối thiếu từ 3 đến 6 tháng.
– Như vậy, nếu như cơ quan tiếp nhận hồ sơ không có quy định nào thay đổi thì người nộp chỉ cần có xác nhận số dư tài khoản từ ngân hàng sao cho kỳ hạn vẫn còn tại thời điểm nộp hồ sơ.
3. Hiệu lực của các tài liệu, giấy tờ sau khi được UBND sao y và chứng thực:
Theo quy định của Khoản 1 và 2 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP:
Xem thêm : Quy luật giá trị là gì? Nội dung quy luật giá trị?
– Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp có quy định khác của háp luật.
– Bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp có quy định khác của pháp luật.
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện nay thì bản sao đã được chứng thực hay được cấp từ sổ gốc thì không có thời hạn. Đối với chứng minh nhân dân (căn cước công dân) hoặc một số giấy tờ khác thì khi bản chính hết hiệu lực thì bản sao cũng hết hiệu lực.
Mặc dù vậy nhưng trên thực tế, khi làm việc với cơ quan nhà nước thì hiệu lực của các tài liệu, giấy tờ sao y, chứng thực thường được yêu cầu có thời hạn 3 tháng hoặc 6 tháng kể từ khi sao y. Vì vậy, mặc dù luật pháp không quy định nhưng để đảm bảo tính chính xác thì các cơ quan nhà nước, tùy theo mục đích, nội dung của thủ tục lại có quy định về thời hạn có hiệu lực khác nhau đối với bản sao.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp