Trong quá trình hoàn thiện mạng lưới điện cho nhà ở dân dụng, việc lựa chọn dây điện rất quan trọng. Việc lắp đặt mạch điện trong nhà sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến toàn bộ cuộc sống sinh hoạt của gia đình trong thời gian sau này.
Dây điện có tiết diện nhỏ khoảng 1.5mm2 là dây có tiết diện phổ biến nhất trong mạng lưới điện dân dụng vì nó phù hợp với công suất tải của các thiết bị điện dân dụng, nhưng chính xác dây 1.5mm2 có thể chịu tải bao nhiêu? Cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin chi tiết bên dưới đây nhé!
Bạn đang xem: Dây điện 1.5mm2 chịu tải được bao nhiêu?
- Xem báo giá dây điện 1.5
Dây 1.5mm2 có thể chịu tải bao nhiêu?
Dây điện lõi đồng 1.5mm2 có thể tải công suất điện tối đa 3.600W.
Xem thêm : Thuốc mọc lông mày : top 10 sản phẩm tốt nhất – chuyên gia khuyên dùng
Trước hết, chúng ta biết rằng tiết diện mặt cắt của dây (diện tích hình tròn) = bán kính² × 3.14. Trung bình (*) dây điện ruột đồng tiết diện 1mm2 có thể tải được dòng điện có cường độ khoảng 10A nhưng khi đó chúng ta cần quan tâm đến thông số điện áp.
Ví dụ, điện áp dân dụng ở Mỹ là 110V, như vậy dây điện 1.5mm2 có thể tải công suất là 1.5 x 10A x 110V = 1650 watt. Đối với hầu hết các nước khác, điện áp dân dụng sử dụng là 220V, thì dây điện 1.5mm2 có thể tải công suất 1.5 x 10A x 220V = 3300 watt.
Trong nhiều trường hợp, khả năng chịu tải của dây điện phải được tính toán theo nhu cầu sử dụng. Lấy ví dụ hiệu điện thế dân dụng là 220V, dòng điện tải tối đa cho phép của dây là khoảng 20A thì lúc này công suất tải điện có thể lên tới 4400 watt nếu dùng dây trần hoặc 3520W khi đặt trong ống PVC…
Công suất tải điện của dây 1,5 mm2 nên được giữ ở mức 2860W (đối với điện áp 220V) là hợp lý và an toàn nhất.
Xem thêm : Bí mật đuôi số điện thoại “phát tài, phát lộc”
Trên thực tế khả năng tải điện của dây điện phải được tính toán theo điều kiện lắp đặt và sử dụng vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như nhiệt độ môi trường, nhiệt độ dây dẫn, phương pháp lắp đặt dây… nên không thể đánh giá chính xác cường độ tải của dây 2.5mm2 là bao nhiêu.
Bảng tra tiết diện dây dẫn dựa trên phương pháp lắp đặt, độ sụt áp và cường độ tải này có thể giúp ích cho bạn: Tải tài liệu.
Cụ thể cường độ tải điện của một số loại dây điện dân dụng như sau:
1. Dây điện 1.5mm2 có vỏ bọc đặt trên bề mặt phi kim loại
- Dây CVV 300/500V: 19.5A đối với dây 2 lõi, 17.5A đối với dây 3 lõi hoặc 4 lõi;
- Cáp CXV 0.6/1kV: 24A đối với dây 2 lõi, 22A đối với dây 3 lõi hoặc 4 lõi;
- Cáp đồng ngầm CXSV 0.6/1kV: 27A đối với dây 2 lõi, 23A đối với dây 3 lõi hoặc 4 lõi.
2. Dây cáp điện 1.5mm2 được đặt trong ống dẫn trên tường
- Dây CVV 300/500V: 16.5A đối với dây 2 lõi, 14.5A đối với dây 3 lõi hoặc 4 lõi;
- Cáp CXV 0.6/1kV: 22A đối với dây 2 lõi, 19.5A đối với dây 3 lõi hoặc 4 lõi.
3. Dây cáp điện 1.5mm2 đặt trong ống dẫn chôn trong tường
- Dây CVV 300/500V: 14A đối với dây 2 lõi, 13A đối với dây 3 lõi hoặc 4 lõi;
- CXV 0.6/1kV: 18A đối với dây 2 lõi, 17A đối với dây 3 lõi hoặc 4 lõi.
4. Dây cáp 1.5mm2 đặt trong khay cáp có đục lỗ (>30% diện tích khay)
- Dây CVV 300/500V: 22A đối với dây 2 lõi, 18.5A đối với dây 3 lõi hoặc 4 lõi;
- CXV 0.6/1kV: 26A đối với dây 2 lõi, 23A đối với dây 3 lõi hoặc 4 lõi;
- Cáp ngầm cách điện PVC (CVSV) 0.6/1kV: 22A đối với dây 2 lõi, 19A đối với dây 3 lõi hoặc 4 lõi;
- Cáp ngầm cách điện XLPE (CXSV) 0.6/1kV: 29A đối với dây 2 lõi, 25A đối với dây 3 lõi hoặc 4 lõi;
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp