Hành vi đe dọa đến người khác thì bị xử lý thế nào theo pháp luật

1. Quy định của pháp luật về hành vi đe dọa người khác

Quy định của pháp luật về hành vi đe dọa người khác
Quy định của pháp luật về hành vi đe dọa người khác

1.1. Thế nào là hành vi đe dọa người khác

Đe dọa là hành vi uy hiếp tinh thần người khác qua việc thông báo trước bằng những cách khác nhau sẽ làm hoặc không làm việc bất lợi cho họ hoặc cho người thân thích của họ nếu không thỏa mãn các đòi hỏi nhất định.

Theo pháp luật Việt Nam, hành vi đe dọa người khác có thể bị xử phạt là hành vi mà làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa sẽ được thực hiện.

1.2. Quy định của pháp luật Việt Nam về hành vi đe dọa người khác

Hành vi đe dọa người khác bằng lời nói hoặc hành động đều là hành vi vi phạm pháp luật, tuy nhiên mức xử lý từng hành vi được quy định khác nhau dựa trên những hành động, hành vi cụ thể của đối tượng đe dọa, hăm dọa mà có thể bị xử lý hành chính, xử lý hình sự về các loại tội khác nhau.

Ví dụ:

– Một người có hành vi đe dọa người khác sẽ đến nhà họ phá đám, đe dọa sẽ phá hoại mùa màng, đe dọa sẽ khởi kiện, đe dọa sẽ đánh đập (trước đó thì chưa có hành vi này xảy ra)…thì có thể bị xử phạt hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng;

– Người có hành vi đe dọa người khác là sẽ đánh đập họ mà trước đó hành vi này đã xảy ra có thể sẽ bị xử phạt hình sự về tội cố ý gây thương tích;

– Người có hành vi đe dọa sẽ phát tán truyền thông tin lai lệch, làm mất uy tín, bôi nhọ người khác mà trước đó đã có hành vi này thì có thể bị xử phạt về tội làm nhục người khác, xúc phạm danh dự của người khác.

Có thể thấy, hành vi đe dọa người khác với các mục đích khác nhau thì có thể sẽ bị xử phạt theo mục đích của hành vi đó. Bởi vậy, pháp luật hình sự Việt Nam đã không quy định một tội cụ thể là tội đe dọa người khác.

Việc không quy định có tội này giúp tránh việc các quy định chồng chéo nhau, mà người có “hành vi đe dọa người khác” trong mỗi tội sẽ là những tình tiết để quyết định hình phạt đối với người phạm tội.

Để đánh giá tình tiết “người bị đe dọa lo sợ việc đe dọa sẽ được thực hiện” tức là người bị đe dọa có ở trong trạng thái, tình trạng tâm lý lo sợ hay không thì phải xem xét một cách khách quan, toàn diện các tình tiết như: thời gian, hoàn cảnh, địa điểm, diễn biến, nguyên nhân của sự việc, các yếu tố liên quan thuộc về người đe dọa, người bị đe dọa (thể chất tâm, sinh lý, trình độ, tuổi,…).

Chẳng hạn, A tố cáo B đe dọa sẽ đánh mình, thì phải xem xét các yếu tố sau: A và B có quan hệ gì, nếu là lần đầu gặp nhau mà không có xích mích gì thì không việc gì B phải dọa đánh A, hay B không biết A thì làm sao có thể dọa đánh A được, hoặc trường hợp A và B là bạn bè thân thiết, thường xuyên trêu đùa nhau, dọa đánh đấm là chuyện bình thường nhưng chưa có lần nào thực hiện thì việc A lo sợ việc đe dọa sẽ xảy ra là không có căn cứ, vì vậy không có căn cứ để xử phạt B.

Ngoài ra, còn có rất nhiều hành vi đe dọa người khác bị xử phạt hình nếu thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm như tội làm nhục người khác, tội vu khống người khác,….

Xem thêm: Hình phạt đối với tội ngược đãi, hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng con

2. Xử lý người có hành vi đe dọa người khác

Xử lý người có hành vi đe dọa người khác
Xử lý người có hành vi đe dọa người khác

2.1. Trường hợp hành vi đe dọa người khác bị xử lý hình sự

Hành vi đe dọa người khác có phải là phạm tội không cần căn cứ vào các cấu thành tội phạm của hành vi, bao gồm khách thể của tội phạm, mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể thực hiện. Vì vậy, người có hành vi đe dọa người khác có thể vi phạm nhiều tội khác nhau, trong bài viết này Luật Ánh Ngọc sẽ phân tích các tội mà thường xảy ra trên thực tế.

Tội đe doạ giết người (Điều 133 Bộ luật hình sự)

Đây là một tội phạm mà luật hình sự quy định rõ hành vi đe dọa là hành vi cấu thành tội phạm.

Theo đó, người nào có người nào mà có hành vi đe dọa người khác là sẽ giết họ và làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng mình có thể sẽ bị giết thì sẽ phạm tội đe dọa người khác.

Khi chứng minh được việc đe dọa sẽ giết người có thể sẽ được thực hiện trên thực tế, thì người phạm tội sẽ bị xử lý như sau:

– Phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm hoặc cải tạo không giam giữ đến 03 năm nếu đe dọa giết người và có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo lắng;

– Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm nếu người đó có hành vi đe dọa giết người và có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo lắng và thuộc một các trường hợp sau:

  • Đe dọa đối với từ 02 người trở lên: người phạm tội có hành vi đe dọa người khác là đe dọa giết người đối với từ 02 người trở lên. Ví dụ: G và F là hàng xóm, hai nhà sát nhau nên thường có tranh chấp về đất liền kề nhau, F đã nhiều lần sang cãi vã và yêu cầu E dỡ hàng rào mà F cho rằng khi E xây đã lấn chiếm vào đất của nhà F, không những thế F còn nhiều lần cầm sao, gậy sang có ý định đánh, đập E. Đỉnh điểm, ngày nọ F thuê xe máy xúc về chuẩn bị dỡ tường rào thì bị E ngăn cản, không cho thực hiện nên máy xúc phải ra về, thấy vậy F đã có lời đe dọa sẽ đốt nhà E để giết chết cả nhà (nhà E có 3 người). F là người có tính khí nóng nảy, những lần trước đã từng muốn hành hùng E nhưng nhờ có người can ngăn, lần này không dỡ được tưởng rào, đồng thời bên máy xúc họ cũng yêu cầu F trả tiền công vì đã mất công đến đây, và cũng đã phá được 1 đoạn khoảng 2m tường rào nên E sợ F sẽ nhân một ngày nào đó gia đình E đang ngủ mà lẻn vào đốt nhà nên đã trình báo cơ quan công an;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội: H là cán bộ địa chính xã, nhà hàng xóm bán đất nên H được phân công đến đo đạc, thấy nhà hàng xóm chỉ có 1 người là bà cụ (vì con cháu đã lập gia đình và đều ở xa) có vẻ không hiểu gì về địa chính đất đai nên H đã gian lận phần đất đó vào đất nhà mình. Sau khi nhà hàng xóm biết thì đã yêu cầu H chính sửa, không thì phải bồi thường thì H không đồng ý và đe dọa sẽ giết bà, vì bà ở một mình, đã già yếu nên việc giết bà là không khó, chỉ cần tạo ra một vụ cháy;
  • Phạm tội đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân: A là cán bộ kiểm lâm xã, sau khi đi tuần tra rừng thì phát hiện H có hành vi chặt, phá, lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy. A về báo lại với Ủy ban xã nên H đã bị xử phạt, thấy vậy H đã chạy đến cho A làm việc quấy rối, cầm dao đòi chém, giết A;
  • Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi: được hiểu là hành vi đe dọa người khác là đối với người dưới 16 tuổi, và đe dọa sẽ giết họ;
  • Thực hiện hành vi phạm tội để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác: Ông D có hành vi sàm sỡ bé gái 10 tuổi, bị cháu gái chửi mắng đã đẩy cháu xuống hồ bên cạnh, sau đó mọi người hô hoán đến cứu cháu gái, ông L đang đi bộ bên bờ hồ đã chứng kiến hành vi của D và bị D đe dọa sẽ giết nếu ông L nói với người khác.

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015)

Người có hành vi đe dọa người khác mà đe dọa sẽ dùng vũ lực tác động lên thân thể nạn nhân (đánh đập,…) nhằm gây ra dấu vết tổn thương trên cơ thể họ hoặc làm suy giảm trạng thái tâm thần, thể chất của người bị đe dọa mà khi điều tra cơ quan phát hiện trước đó họ đã thực hiện hành vi này và chưa đều bị xử lý hình sự thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho người khác. Khi đó có thể bị xử lý như sau:

– Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nếu các lần trước tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến đến 30% hoặc dưới 11% và thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự.

– Phạt tù từ 02 đến 06 năm nếu vi phạm khoản 2;

– Phạt tù từ 05 đến 10 năm nếu vi phạm khoản 3;

– Phạt tù từ 07 đến 14 năm nếu vi phạm khoản 4;

– Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân nếu vi phạm khoản 5.

Xem thêm: Cách thức xử lý và thủ tục khởi kiện đánh người gây thương tích

Hành vi đe dọa người khác mà vi phạm tội này thì sẽ được áp dụng là các tính tiết liên quan đến vụ án, với trường hợp mà trước đó đã thực hiện hành vi mà còn tiếp tục đe dọa nữa thì Tòa án sẽ căn cứ để ra quyết định hình phạt nặng hơn đối với bị cáo. Ví dụ, A phạm tội cố ý gây thương tích cho người khác tỷ lệ 12% và bị Tòa án xử 01 năm tù, còn B có hành vi đe dọa sẽ gây thương tích cho C, C đến trình báo với cơ quan công an qua điều tra thì xác định được A trước đó đã có hành vi gây thương tích cho C với tỷ lệ tổn thương cơ thể là 12%, khi này vì B còn có hành vi đe dọa tiếp tục thực hiện hành vi nên Tòa án quyết định xử phạt 01 năm 02 tháng tù.

Ngoài ra, còn có rất nhiều hành vi đe dọa người khác bị xử phạt hình nếu thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm như tội làm nhục người khác, tội vu khống người khác, tội chống người đang thi hành công vụ,….

2.2. Trường hợp hành vi đe dọa người khác bị xử lý hành chính

Theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội thì hành vi đe dọa người khác có thể bị phạt vi phạm hành chính như sau:

Đe dọa người khác nhằm mục đích làm cản trở, sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi chuyên chở, giữ hành lý ở chợ, bến tàu, bến xe thì có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Ví dụ, thấy B bán được nhiều hàng, có thương lái đến bốc xếp tận nơi A đã có hành vi đe dọa thương lái nếu vẫn lấy hàng của B sẽ không để xe đi ra khỏi địa bàn khu vực;

– Gây rối hoạt động động bình thường của cơ quan, tổ chức thì bị phạt từ 3.000.000 đến 5.000.000;

– Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo vũ khí thô sơ, công cụ, đồ vật có khả năng sát thương thì bị phạt từ 5.000.000 đến 8.000.000 đồng. Ví dụ: có một đám khoảng 3 4 thanh niên đang ăn chơi ở quán nét và có xích mích với một nhóm khác, nhóm 3 4 thanh niên này đã đe dọa sẽ đánh nhau và có cầm theo gậy gộc, côn.

Ngoài ra còn nhiều hành vi đe dọa người khác cũng có thể bị xử phạt hành chính nếu việc này ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt bình thường của người bị đe dọa, làm mất trật tự, an toàn xã hội.

3. Cần phải làm gì khi bị người khác đe dọa

Cần phải làm gì khi bị người khác đe dọa
Cần phải làm gì khi bị người khác đe dọa

Trong trường hợp bạn là nạn nhân, bị người khác có hành vi đe dọa sẽ đánh, giết mình thì bạn cần thực hiện các hoạt động sau:

– Xác định rõ tính huống của mình lúc đó, người đe dọa đó đang trêu bạn hay có ý định thật;

– Tiến hành hòa giải với người có lời đe dọa;

– Nếu không thể hòa giải, người đe dọa bạn vẫn tiếp tục hành vi thì bạn cần tránh xa mối đe dọa càng tốt;

– Nếu bên đó vẫn bám theo và có thể sẽ thực hiện hành vi đã đe dọa thì bạn có thể hô to lên, chạy đến nơi đông người, có người lớn để được giúp đỡ.

Trường hợp hành vi đe dọa xâm phạm nhân phẩm, danh dự thì bạn nên tránh xa đồng thời trình báo với cơ quan chức năng nếu thấy người đó có thể sẽ thực hiện các hành đồng nhằm xâm phạm danh dự, nhân phẩm.

Trường hợp bạn đã bị người khác đánh, làm xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín mà họ vẫn tiếp tục đe dọa thực hiện hành vi này thêm nữa thì bạn có thể đến tố giác tội phạm tại cơ quan công an tại địa phương.

Trên đây là những quy định của Pháp luật Việt Nam về xử lý người có hành vi đe dọa người khác. Pháp luật hình sự nước ta không quy định hành vi đe dọa người khác là một tội riêng, mà tùy vào mục đích, hoàn cảnh cụ thể của hành vi mà xử lý hình sự về tội đe dọa giết người hoặc các tội khác hoặc xử lý hành chính. Nếu các bạn còn có những thắc mắc về Hành vi đe dọa đến người khác thì bị xử lý như thế nào? Pháp luật về tội đe dọa người khác? vui lòng liên hệ đến Luật Ánh Ngọc để được tư vấn và hỗ trợ.