Chào anh, Ban biên tập xin giải đáp như sau:
1. Lạm phát là gì?
Lạm phát là hiện tượng tăng giá chung và liên tục của hàng hóa và dịch vụ trong một khoảng thời gian dài, dẫn đến mất giá trị của đồng tiền. Lạm phát xảy ra khi lượng tiền trong nền kinh tế tăng lên mà sự tăng cường giá trị sản xuất và dịch vụ không đáp được ứng tương xứng.
Bạn đang xem: Lạm phát là gì? Ngân hàng trung ương kiểm soát lạm phát bằng cách nào?
Theo thông tin của Tổng cục thống kê Việt Nam thì nước ta vẫn thuộc nhóm các nước kiểm soát tốt lạm phát khi CPI tháng 9/2023 tăng 3,66% so với tháng 9/2022.
Như vậy, có thể thấy việc kiểm soát lạm phát ở mức ổn định đối với nền kinh tế của một quốc gia là hết sức quan trọng, trong đó có Việt Nam.
2. Một số công cụ, phương pháp để Ngân hàng trung ương kiểm soát lạm phát
Dựa vào khoản 1 Điều 3 Luật Ngân hàng Nhà nước 2010 thì việc kiểm soát lạm phát là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bằng việc sử dụng các công cụ và biện pháp nhằm ổn định giá trị của đồng tiền.
Bên cạnh đó quy định tại khoản 5 Điều 4 và khoản 2 Điều 3 Luật Ngân hàng nhà nước 2010 cũng khẳng định nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng nhà Nước là xây dựng chỉ tiêu lạm phát hằng năm để Chính phủ trình Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm và tổ chức thực hiện việc quyết định chỉ số giá tiêu dùng và giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
Xem thêm : Độ xe như thế nào để không bị phạt?
Cụ thể, được hướng dẫn tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 156/2013/NĐ-CP, theo đó Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ sử dụng các cộng cụ, biện pháp để kiểm soát lạm phát bao gồm: Tái cấp vốn, lãi suất, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ, biện pháp khác để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
Sau đây là chi tiết một số công cụ, biện pháp mà Ngân hàng trung ương sử dụng để kiểm soát lạm phát.
+ Tái cấp vốn: Tái cấp vốn có thể được sử dụng để kiểm soát lạm phát thông qua việc điều chỉnh nguồn cung tiền tệ. Cụ thể là có thể tăng cường hoặc giảm bớt lượng tiền trong nền kinh tế để ổn định giá cả và kiểm soát lạm phát.
+ Lãi suất: Lãi suất có thể được sử dụng như một công cụ để kiểm soát lạm phát. Nếu lạm phát tăng cao, ngân hàng trung ương có thể tăng lãi suất để làm giảm chi tiêu và đầu tư, giảm lượng tiền trong nền kinh tế. Ngược lại, nếu cần kích thích tăng trưởng kinh tế, lãi suất có thể được giảm để tăng chi tiêu và đầu tư.
+ Dự trữ bắt buộc: Dữ trữ bắt buộc là một biện pháp mà ngân hàng trung ương có thể thực hiện để kiểm soát lạm phát. Khi ngân hàng trung ương yêu cầu các ngân hàng giữ một tỷ lệ nhất định của dữ trữ so với tổng cung tiền, có thể đạt được một số ưu điểm kiểm soát lạm phát như ngăn chặn sự tăng nhanh của cung tiền.
+ Nghiệp vụ thị trường mở: Nghiệp vụ thị trường mở là một công cụ mà ngân hàng trung ương có thể sử dụng để kiểm soát lạm phát, theo đó ngân hàng trung ương có thể mua bán trái phiếu chính phủ trên thị trường để điều chỉnh nguồn cung tiền.
Như vậy, ngân hàng trung ương có thể sử dụng nhiều công cụ, phương pháp để kiểm soát lạm phát của nền kinh tế, tuy nhiên việc sử dụng công cụ, phương pháp phải vô cùng thận trọng và suy xét kỹ lưỡng, vì nó có thể ảnh hưởng đến cả nền kinh tế của một quốc gia.
3. Những giải pháp chủ yếu để kiềm chế lạm phát của Việt Nam
Xem thêm : Người có 4 hoa tay có ý nghĩa gì? Giải mã tướng số, vận mệnh
Theo Nghị quyết 11/NQ-CP thì Chính phủ đã đưa ra một số giải pháp chủ yếu để tập trung kiềm chế lạm phát tại Việt Nam như sau:
Thứ nhất, thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng.
Thứ hai, thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước.
Thứ ba, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu, sử dụng tiết kiệm năng lượng.
Thứ tư, điều chỉnh giá điện, xăng dầu gắn với hỗ trợ hộ nghèo.
Thứ năm, tăng cường bảo đảm an sinh xã hội.
Như vậy, Nghị quyết 11/NQ-CP đã nêu rõ 05 giải pháp chủ yếu để kiềm chế lạm phát tại Việt Nam.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp