Bài viết Cách giải bài tập Chiều dòng điện cảm ứng với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Chiều dòng điện cảm ứng.
- Mơ quan hệ với người khác: Điềm báo tốt hay xấu? Bật mí con số may mắn
- Khoai lang 500.000 đồng/củ, dân Việt vẫn bỏ tiền ăn đủ thấy độ ‘chịu chơi’ không hề thua kém các nước khác
- Giải đáp thắc mắc: Dùng bột đậu đỏ có bắt nắng không?
- Lịch sử, ý nghĩa ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 Âm lịch
- Quyền Lợi Có Thể Được Bảo Hiểm Là Gì? Có Những Nguyên Tắc Nào?
Cách giải bài tập Chiều dòng điện cảm ứng (hay, chi tiết)
A. Phương pháp & Ví dụ
Bước 1: Xác định từ trường ban đầu (từ trường của nam châm) theo quy tắc “Vào nam (S) ra Bắc (N)”
Bước 2: Xác định từ trường cảm ứng Bc→ do khung dây sinh ra theo định luật Len-xơ.
+ Xét từ thông qua khung dây tăng hay giảm
+ Nếu Φ tăng thì Bc→ ngược chiều B→, nếu Φ giảm thì Bc→ cùng chiều B→.
+ Quy tắc chung: gần ngược – xa cùng. Nghĩa là khi nam châm hay khung dây lại gần nhau thì Bc→ và B→ ngược. Còn khi ra xa nhau thì Bc→ và B→ ngược
Bước 3: Xác định dòng điện cảm ứng sinh ra trong khung dây theo qui tắc nắm tay phải.
Ví dụ 1: Đặt một thanh nam châm thẳng ở gần một khung dây kín ABCD như hình vẽ. Xác định chiều của dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung dây khi đưa nam châm lại gần khung dây.
Hướng dẫn:
Khi đưa nam châm lại gần khung dây, từ thông qua khung dây tăng, dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung dây gây ra từ trường cảm ứng ngược chiều với từ trường ngoài (để chống lại sự tăng của từ thông qua khung dây) nên dòng điện cảm ứng chạy trên cạnh AB theo chiều từ B đến A (xác định nhờ quy tắc nắm tay phải).
Ví dụ 2: Đặt một thanh nam châm thẳng ở gần một khung dây kín ABCD như hình vẽ. Xác định chiều của dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung dây khi kéo nam châm ra xa khung dây.
Hướng dẫn:
Khi đưa nam châm ra xa khung dây, từ thông qua khung dây giảm, dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung dây gây ra từ trường cảm ứng cùng chiều với từ trường ngoài (để chống lại sự giảm của từ thông qua khung dây) nên dòng điện cảm ứng chạy trên cạnh AB theo chiều từ A đến B.
Xem thêm : Hợp đồng ủy quyền hết hiệu lực khi nào?
Ví dụ 3: Cho một ống dây quấn trên lỏi thép có dòng điện chạy qua đặt gần một khung dây kín ABCD như hình vẽ. Cường độ dòng điện trong ống dây có thể thay đổi được nhờ biến trở có có con chạy R. Xác định chiều của dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung dây trong các trường hợp:
a) Dịch chuyển con chạy về phía N.
b) Dịch chuyển con chạy về phía M.
B. Bài tập
Bài 1: Xác định chiều dòng điện cảm ứng trong khung dây kín ABCD, biết rằng cảm ứng từ B đang giảm dần.
Lời giải:
+ Vì cảm ứng từ B đang giảm nên từ thông giảm, do đó cảm ứng từ Bc→ phải cùng chiều với cảm ứng từ B→.
+ Áp dụng quy tắc nắm bàn tay phải suy ra chiều của dòng điện cảm ứng có chiều cùng với chiều kim đồng hồ.
Bài 2: Một nam châm đưa lại gần vòng dây như hình vẽ. Hỏi dòng điện cảm ứng trong vòng dây có chiều như thế nào và vòng dây sẽ chuyển động về phía nào?
Lời giải:
+ Cảm ứng từ của nam châm có chiều vào S ra N
+ Vì nam châm đang lại gần nên cảm ứng từ cảm ứng Bc→ ngược chiều với cảm ứng từ B→ của nam châm ⇒ cảm ứng từ Bc→ có chiều từ phải sang trái
+ Áp dụng quy tắc nắm bàn tay phải suy ra chiều của dòng điện cảm ứng có chiều như hình vẽ.
+ Cảm ứng từ cảm ứng của khung dây có chiều vào mặt Nam ra ở mặt bắc ⇒ mặt đối diện của khung dây với nam châm là mặt bắc
+ Vì cực bắc của nam châm lại gần mặt bắc của vòng dây nên vòng dây bị đẩy ra xa.
Xem thêm : Sau sinh 1 tháng uống trà sữa được không? 3 điều mẹ cần biết – Yến Sành
Bài 3: Cho hệ thống như hình. Khi nam châm đi lên thì dòng điện cảm ứng trong vòng dây sẽ có chiều như thế nào? Vòng dây sẽ chuyển động như thế nào?
Lời giải:
+ Từ trường do nam châm sinh ra có chiều vào S ra N (chiều từ trên xuống dưới)
+ Nam châm đang đi ra xa nên từ trường cảm ứng Bc→ do khung dây sinh ra có chiều cùng chiều với chiều của từ trường B→ của nam châm từ trên xuống.
+ Áp dụng quy tắc nắm tay phải suy ra chiều dòng điện cảm ứng như hình.
+ Cảm ứng từ do khung dây sinh ra (cảm ứng từ cảm ứng) có chiều đi vào mặt nam và ra ở mặt bắc.
+ Vì mặt nam của khung dây đối diện với cực bắc của nam châm nên chúng sẽ hút nhau do đó khung dây chuyển động lên trên.
Bài 4: Thí nghiệm được bố trí như hình vẽ. Xác định chiều dòng điện cảm ứng trong mạch C khi con chạy của biến trở đi xuống?
Lời giải:
+ Dòng điện trong mạch điện chạy từ M đến N có chiều từ cực dương sang cực âm nên cảm ứng từ B→ do dòng điện chạy trong mạch MN gây ra trong mạch kín C có chiều từ trong ra ngoài.
+ Khi con chạy biến trở đi xuống thì điện trở giảm nên dòng điện tăng ⇒ cảm ứng từ B tăng nên từ thông qua mạch C tăng ⇒ cảm ứng từ cảm ứng Bc→ phải ngược chiều với B→.
+ Áp dụng quy tắc nắm bàn tay phải suy ra chiều của dòng điện cảm ứng có chiều cùng với chiều kim đồng hồ.
Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 11 có trong đề thi THPT Quốc gia khác:
- Lý thuyết Hiện tượng cảm ứng điện từ
- Trắc nghiệm Chiều dòng điện cảm ứng
- Dạng 2: Từ thông qua một khung dây kín
- Trắc nghiệm Từ thông qua một khung dây kín
- Dạng 3: Suất điện động cảm ứng trong khung dây
- Trắc nghiệm Suất điện động cảm ứng trong khung dây
- 50 câu trắc nghiệm Hiện tượng cảm ứng điện từ có đáp án (phần 1)
- 50 câu trắc nghiệm Hiện tượng cảm ứng điện từ có đáp án (phần 2)
Săn SALE shopee Tết:
- Đồ dùng học tập giá rẻ
- Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
- Tsubaki 199k/3 chai
- L’Oreal mua 1 tặng 3
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp