Do tuổi ngày càng cao, sức khỏe không được tốt, ông Hinh muốn lập bản di chúc để phân chia tài sản cho các con sau khi ông chết (vợ ông đã mất rất lâu). Do mắt nhìn kém, không thể viết được nên ông có nhờ người đánh máy bản di chúc và nhờ ông Định là hàng xóm làm chứng cho việc lập di chúc của mình. Đề nghị cho biết, việc ông Hinh chỉ nhờ có một người (ông Định) làm chứng cho việc lập di chúc có đúng quy định hay không?
Trả lời:
Bạn đang xem: Di chúc bằng văn bản cần có mấy người làm chứng?
– Điều 609 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định quyền thừa kế: Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc”.
– Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về di chúc như sau: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”.
– Điều 627 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định hình thức của di chúc như sau: “Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng”.
– Điều 634 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc. Việc lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 và Điều 632 của Bộ luật này”.
Xem thêm : Hợp đồng lao động là gì? Những nội dung cần có trong hợp đồng lao động
– Điều 631 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định nội dung của di chúc:
“1. Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;
b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
d) Di sản để lại và nơi có di sản.
2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, di chúc có thể có các nội dung khác.
Xem thêm : Giới hạn rút tiền ATM của các ngân hàng
3. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa”.
– Điều 632 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định người làm chứng cho việc lập di chúc:
“Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:
1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.
2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi” Theo quy định thì cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Tuy nhiên, việc lập di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. Đối chiếu với quy định của pháp luật thì ông Hinh nhờ người đánh máy bản di chúc thì ông Hinh phải có ít nhất hai người làm chứng và hai người làm chứng này phải đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 131 và Điều 132 Bộ Luật Dân sự năm 2015. Việc ông Hinh chỉ nhờ 01 người làm chứng cho việc lập di chúc là không đúng quy định của pháp luật.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp