- [Chia sẻ] Hướng dẫn chỉnh lại giờ trên máy tính cực nhanh
- Nguồn gốc, định nghĩa, đối tượng và chức năng cơ bản của triết học Mác Lê Nin
- Hướng dẫn thủ tục cấp lại sổ BHXH online do bị hỏng, mất
- Xếp hạng Top 3 cung Hoàng đạo xinh đẹp nhất trong 12 cung của bản đồ chiêm tinh
- Có bầu ăn rau nhút được không?
Di chúc thế nào thì được coi là hợp pháp? (Hình từ internet)
Bạn đang xem: Di chúc thế nào thì được coi là hợp pháp?
Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:
1. Di chúc thế nào thì được coi là hợp pháp?
Theo Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di chúc hợp pháp như sau:
– Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
+ Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
+ Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
– Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
– Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
– Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015.
Xem thêm : Ô tô vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu?
– Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
2. Nội dung của di chúc
Cụ thể Điều 631 Bộ luật Dân sự 2015 quy định nội dung của di chúc như sau:
– Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:
+ Ngày, tháng, năm lập di chúc;
+ Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
+ Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
+ Di sản để lại và nơi có di sản.
– Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 631 Bộ luật Dân sự 2015, di chúc có thể có các nội dung khác.
– Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.
3. Hiệu lực của di chúc
Xem thêm : Tình hình thị trường lao động Việt Nam năm 2023
Căn cứ theo Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hiệu lực của di chúc như sau:
– Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.
– Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:
+ Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
+ Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.
– Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
– Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực.
– Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.
Hồ Quốc Tuấn
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp