Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên được cấp thẻ Căn cước công dân, Căn cước này dùng để chứng minh thân phận giúp những người có thẩm quyền dễ dàng nhận dạng thân phận hơn. Hiện nay, để tránh tình trạng người dân mang quá nhiều giấy tờ hay mang thiếu những giấy tờ quan trọng để làm Căn cước công dân Nhà nước cũng đã đặt ra những điều luật để công dân đủ những giấy tờ làm loại giấy tờ quan trọng này. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Đi làm căn cước công dân cần những gì” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
- Luật Căn cước công dân 2014
- Thông tư 06/2021/TT-BCA
- Thông tư 59/2021/TT-BCA
Khi nào phải đổi sang thẻ Căn cước công dân gắn chip?
Theo Khoản 2 Điều 4 Thông tư 06/2021/TT-BCA quy định:
Bạn đang xem: Đi làm căn cước công dân cần những gì theo quy định mới 2022
“Điều 4. Hiệu lực thi hành và quy định chuyển tiếp
2. Thẻ Căn cước công dân đã được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân theo quy định tại Thông tư này.“
- Thẻ CCCD đã được cấp trước ngày 23/01/2021 (thẻ CCCD mã vạch theo mẫu cũ) vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định.
- Khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ CCCD gắn chip.
Như vậy, nếu CMND/CCCD cũ còn hạn sử dụng thì không bắt buộc phải đổi sang mẫu gắn chíp mới
Đi làm căn cước công dân cần những gì
- Sổ hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú (nếu bạn chưa bị thu hồi);
- Chứng minh nhân dân/căn cước công dân cũ;
- Giấy khai sinh (phòng khi cán bộ làm thẻ yêu cầu);
- Giấy tờ chứng minh nếu có thay đổi về thông tin nhân thân.
Nơi cấp Căn cước công dân gắn chip
Về nơi làm thủ tục cấp Căn cước công dân gắn chip, tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định như sau:
“Điều 11. Trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
1. Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ Căn cước công dân.”
Và theo Khoản 1 Điều 13 Thông tư 59/2021/TT-BCA cũng đã nêu ra:
“Điều 13. Nơi tổ chức thu nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
1. Cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp huyện, cấp tỉnh bố trí nơi thu nhận và trực tiếp thu nhận hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân có nơi đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại địa phương mình.”
Như vậy, kể từ ngày 01/7/2021, ngày mà Thông tư 59/2021/TT-BCA có hiệu lực, công dân có thể yêu cầu cấp Căn cươc công dân tại nơi thường trú hoặc tạm trú.
Thủ tục làm Căn cước công dân gắn chip
Xem thêm : Nghĩa quân Tây Sơn do ai lãnh đạo?
Bước 1: Yêu cầu cấp thẻ Căn cước công dân
Công dân trực tiếp đến cơ quan Công an có thẩm quyền để đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân.
Trường hợp công dân đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an thì công dân lựa chọn dịch vụ, kiểm tra thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trường hợp thông tin đã chính xác thì đăng ký thời gian, địa điểm đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân; hệ thống sẽ tự động chuyển đề nghị của công dân về cơ quan Công an nơi công dân đề nghị.Trường hợp công dân kiểm tra thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, nếu thông tin của công dân chưa có hoặc có sai sót thì công dân mang theo giấy tờ hợp pháp để chứng minh nội dung thông tin khi đến cơ quan Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
Bước 2: Tiếp nhận đề nghị cấp Căn cước công dân
Cán bộ thu nhận thông tin công dân tìm kiếm thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp thẻ:
+ Trường hợp thông tin công dân đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và không có sự thay đổi, điều chỉnh thì sử dụng thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp thẻ;
+ Trường hợp thông tin công dân đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhưng có sự thay đổi, điều chỉnh thì đề nghị công dân xuất trình giấy tờ pháp lý chứng minh nội dung thay đổi để cập nhật, bổ sung thông tin trong hồ sơ cấp thẻ;
+ Trường hợp thông tin công dân chưa có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì đề nghị công dân xuất trình một trong các loại giấy tờ hợp pháp chứng minh nội dung thông tin nhân thân để cập nhật thông tin trong hồ sơ cấp thẻ (như sổ hộ khẩu, giấy khai sinh…).
Bước 3: Chụp ảnh, thu thập vân tay
Cán bộ tiến hành mô tả đặc điểm nhân dạng của công dân, chụp ảnh, thu thập vân tay để in trên Phiếu thu nhận thông tin Căn cước công dân cho công dân kiểm tra, ký tên. Ảnh chân dung của công dân khi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân là ảnh màu, phông nền trắng, chụp chính diện, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính; trang phục, tác phong nghiêm túc, lịch sự. Đối với trường hợp công dân theo tôn giáo, dân tộc thì được mặc lễ phục tôn giáo, trang phục dân tộc đó, nếu có khăn đội đầu thì được giữ nguyên nhưng phải đảm bảo rõ mặt, rõ hai tai.
Bước 4: Trả kết quả
Công dân nộp lệ phí, sau đó nhận giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân. Người dân đi nhận Căn cước công dân tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ theo thời gian ghi trên giấy hẹn hoặc trả qua đường bưu điện (công dân tự trả phí).
Lệ phí khi làm căn cước công dân gắn chip
Xem thêm : Trốc tru là gì? Khu mấn là gì? Giải mã tiếng miền Trung
Theo Thông tư 120/2021/TT-BTC, trong thời gian từ ngày 01/01/2022 đến hết ngày 30/6/2022, lệ phí cấp Căn cước công dân bằng 50% mức thu lệ phí quy định tại Điều 4 Thông tư 59/2019/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp Căn cước công dân.
“Điều 4. Mức thu lệ phí
1. Công dân chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang cấp thẻ Căn cước công dân: 30.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.
2. Đổi thẻ Căn cước công dân khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhận dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu: 50.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.
3. Cấp lại thẻ Căn cước công dân khi bị mất thẻ Căn cước công dân, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam: 70.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.”
Kể từ ngày 01/07/2022 trở đi, mức thu lệ phí cấp Căn cước công dân thực hiện theo Thông tư 59/2019/TT-BTC.
Chi tiết xem tại bảng sau đây:
Các trường hợp được miễn lệ phí khi làm Căn cước công dân
Că
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Giấy tờ cần thiết để đổi căn cước công dân theo quy định mới nhất
- Đổi căn cước công dân cần đổi giấy tờ gì theo quy định 2022
- Căn cước công dân gắn chip có bắt buộc không theo QĐ 2022?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Đi làm căn cước công dân cần những gì”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; sổ xác nhận tình trạng hôn nhân; giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, đổi tên căn cước công dân,cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội, làm cccd cho người tạm trú cần giấy tờ gì; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, giá đất bồi thường khi thu hồi đất; thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự, … Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp