Về vấn đề này, Luật sư Trần Đức Thắng – Giám đốc Công ty Luật TNHH Hùng Thắng, Đoàn Luật sư TP Hà Nội có ý kiến như sau:
- Biện pháp tiết kiệm năng lượng điện trong gia đình
- Hợp đồng ủy quyền có bắt buộc phải công chứng không?
- PCS là gì? PCS trong xuất nhập khẩu và ứng dụng đời sống.
- Vai trò của ngành thủy sản ở Việt Nam hiện nay
- Bà bầu có nên dùng thuốc xịt mũi xisat không? Cần lưu ý gì khi sử dụng xịt mũi xisat cho bà bầu
Luật sư Trần Đức Thắng.
Bạn đang xem: Người đang chấp hành án tù có được hưởng lương hưu không?
Đối tượng được hưởng lương hưu
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì những người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và được hưởng lương hưu khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Điều kiện để được hưởng lương hưu
Căn cứ theo khoản 1 Điều 54Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi bởi Điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
“Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động;
b) Đủ tuổi theo quy định tại khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021;
c) Người lao động có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
d) Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
Xem thêm : 4 cách làm chân gà ngâm sả tắc siêu ngon siêu dễ không bị đắng
2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động, trừ trường hợp Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Công an nhân dân, Luật Cơ yếu, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng có quy định khác;
b) Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021;
c) Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
3. Lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động thì được hưởng lương hưu.
4. Điều kiện về tuổi hưởng lương hưu đối với một số trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ.”.
Đồng thời, tại khoản 1 Điều 64 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
“Điều 64. Tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng
1. Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bị tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Xuất cảnh trái phép;
b) Bị Tòa án tuyên bố là mất tích;
c) Có căn cứ xác định việc hưởng bảo hiểm xã hội không đúng quy định của pháp luật.”
Xem thêm : Hướng dẫn bạn cách thay đổi ngôn ngữ bàn phím trong Windows
Đối chiếu các quy định trên thì người lao động đang chấp hành hình phạt tù không thuộc trường hợp tạm dừng hưởng lương hưu. Do đó, tùy theo từng đối tượng cụ thể nếu đáp ứng đủ các điều kiện được hưởng lương hưu tướng ứng theo quy định và không thuộc một trong các trường hợp bị tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu nêu trên thì người đang chấp hành án phạt tù vẫn có quyền được hưởng lương hưu theo quy định.
Người đang chấp hành án phạt tù làm thủ tục hưởng lương hưu thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 108 Luật Bảo hiểm xã hội quy định:
“Điều 108. Hồ sơ hưởng lương hưu
..
2. Hồ sơ hưởng lương hưu đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội gồm cả người đang chấp hành hình phạt tù bao gồm:
a) Sổ bảo hiểm xã hội;
b) Đơn đề nghị hưởng lương hưu;
c) Giấy ủy quyền làm thủ tục giải quyết chế độ hưu trí và nhận lương hưu đối với người đang chấp hành hình phạt tù;
d) Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc trở về nước định cư hợp pháp đối với trường hợp xuất cảnh trái phép;
đ) Quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích đối với trường hợp người mất tích trở về.”
Đối chiếu các quy định trên thì Luật Bảo hiểm xã hội 2014 hiện hành đã cho phép người đang chấp hành án phạt tù được tiếp tục hưởng lương hưu. Do đó, khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định thì người đang chấp hành án phạt tù có quyền ủy quyền cho người khác làm thủ tục giải quyết chế độ hưu trí và nhận lương hưu cho mình (được hướng dẫn bởi khoản 1.2.2 Điều 6 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019).
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp