Địa bàn cư trú chủ yếu của cư dân Chăm-Pa cổ thuộc khu vực nào trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay?

Vào thế kỷ II TCN, nhà Hán xâm chiếm Nhật Nam (Chăm Pa). Không chịu khuất phục, nhân dân Nhật Nam đứng lên lật đổ ách đô hộ của nhà Hán, lập nên nhà nước độc lập. Từ đó, lịch sử vương quốc cổ Chăm-pa bắt đầu. Vậy, địa bàn cư trú chủ yếu của cư dân Chăm Pa cổ thuộc khu vực nào trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay? Dưới đây là câu trả lời chi tiết nhất. Cùng Hoc365 tìm hiểu nhé!

Địa bàn cư trú chủ yếu của cư dân Chăm Pa cổ thuộc khu vực nào trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay?

Chăm Pa là quốc gia cổ được hình thành vào thế kỷ thứ II, là nước liên bang gồm 4 tiểu vương quốc:

  • Amaravati (Quảng Bình – Quảng Ngãi)
  • Vijaya (Bình Định – thành Đồ Bàn)
  • Kauthara (khu vực Phú Yên – Khánh Hoà)
  • Panduranga (Phan Rang – Phan Rí)

Địa bàn cư trú chủ yếu của cư dân Chăm Pa cổ thuộc khu vực nào trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay?

Năm 1471 đánh dấu cho ngày thất thủ của thành Đồ Bàn – Vijaya. Đại Việt sát nhập lãnh thổ Champa ở phương Bắc và dời biên giới của mình tới đèo Cù Mông, phía nam Bình Định. Từ đó, Champa bị thu hẹp lại trong hai tiểu vương quốc Kauthara (Phú Yên-Nha Trang) và Panduranga (Phan Rang-Phan Rí). Kể từ thế kỷ 16, Champa bé nhỏ phải đương đầu với chính sách Nam Tiến của nhà Nguyễn – đất nước hùng mạnh của về quân sự lẫn kinh tế.

Như vậy, địa bàn cư trú chủ yếu của cư dân Chăm Pa cổ thuộc khu vực nào trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay là khu vực miền Trung Việt Nam chạy dọc từ mũi Hoành Sơn (Quảng Bình) đến biên giới của Biên Hòa.

Tìm hiểu thêm: Sơ lược lịch sử nước Chăm Pa

Vị trí địa lý

Vương quốc Chăm pa ra đời vào cuối thế kỷ thứ II (năm 192). Bao gồm 2 bộ phận Chăm:

  • Phía Nam: Từ Phú Yên trở vào gọi là Nam Chăm
  • Phía Bắc: Từ Bình Định trở ra có một bộ phận thuộc tiểu vương quốc Lâm Ấp được gọi là Bắc Chăm

Vào khoảng năm 349 – 361, Phạm Phật (phiên âm Hán – Việt) có công thống nhất Bắc Chăm và Nam Chăm lập thành vương quốc Chăm Pa. Tên nhân vua Phạm Phật còn được gọi là Vua Bhadravarman được biết đến trong các bia ký để lại.

Vị trí địa lý

Các Vương triều chính.

Vương triều Gangaragia

Vương triều Gangaragia bắt đầu thế kỉ thứ VI đến năm 731. Đây là thời kỳ cực thịnh của vương quốc Chăm Pa, trải qua 9 đời vua và chịu ảnh hưởng lớn của Ấn Độ giáo và nền văn hóa Ấn Độ. Kinh đô của thời đại này là Trà Kiệu Sinhapura thuộc huyện Duy Xuyên, Quảng Nam. Kinh đô cách Thánh Địa Mỹ Sơn 28 km về phía Tây, nơi có hơn 70 công trình kiến trúc Chăm.

Vương triều Gangaragia

Vương triều Panduranga

Bắt đầu từ năm 731 đến giữa thế kỷ thứ IX. Lúc này, quốc gia cổ Chăm Pa có nhiều biến động nên trung tâm của Chăm Pa chuyển về Khánh Hòa. Vùng tháp bà Ponagar có 6 đời vua.

Vương triều Panduranga

Vương triều Indrapura (Vương triều Đồng Dương)

Từ giữa thế kỉ IX đến thế kỉ X, kinh đô Chăm Pa chuyển ra phía Bắc và xây dựng ở làng Đồng Dương, bên bờ sông Ly Ly, một nhánh của dòng sông Thu Bồn, cách cố đô Trà Kiệu 15km về phía Nam. Indrapura mang nghĩa là “Thành phố chiếu đầy hào quang”.

Vào thời kỳ này, Chăm Pa chịu ảnh hưởng của Phật giáo. Đồng Dương là nơi tập hợp đền chùa và cung điện với hơn 30 công trình kiến trúc bao gồm cả Phật giáo và tháp Ấn Độ giáo. Vương triều Indrapura trải qua 9 đời vua.

Vương triều Indrapura (Vương triều Đồng Dương)

Vương triều Vijaya

Vua Yangpoku lên ngôi vua vào năm 999. Sau đó, ông quyết định dời đô từ Đồng Dương về Vijaya hay còn được gọi là thành Đồ Bàn với trung tâm là tháp Cánh Tiên thuộc huyện An Nhơn, Bình Định. Vương triều kéo dài trong khoảng 5 thế kỷ với nhiều biến động, nhiều lần dời đô về phương Nam và lãnh thổ lúc này cũng bị thu hẹp dần.

Vương triều Vijaya

Vương triều Panduranga (giữa thế kỉ XV đến cuối thế kỉ XVII)

Sau khi thành Vijaya (thành Đồ Bàn) thất thủ, vương quốc Chăm Pa bước vào thời kỳ cuối cùng của nó, lãnh thổ ở phía Bắc đến đèo Cù Mông, lúc đầu đóng đô ở Kauthara – Nha Trang, cho đến giữa thế kỷ XVII thì chuyển về vùng Phan Rang.

Đến năm 1693, nhà Nguyễn chiếm được Phan Thiết thì vương triều nước Chăm Pa mất hẳn độc lập, chỉ tồn tại như một thế lực bán tự chủ. Vào thời vua Minh Mạng, Chăm Pa trở thành một phần của dân tộc Việt Nam.

Hiện nay, ở khu vực xã Phan Thanh huyện Bắc Bình – Bình Thuận có bà Thềm, một người thuộc dòng dõi hoàng tộc Chăm còn giữ một số châu báu như Hoàng Bào, Vương Miện, bảo kiếm, đặc biệt trong Vương Miện có khoảng 1.5 kg vàng.

Vương triều Panduranga (giữa thế kỉ XV đến cuối thế kỉ XVII)

Trên đây là toàn bộ thông tin trả lời cho câu hỏi ‘Địa bàn cư trú chủ yếu của cư dân Chăm Pa cổ thuộc khu vực nào trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay?’ và những thông tin khái quát lịch sử của nước Chăm Pa cổ. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã nắm rõ được phần kiến thức này. Đừng quên theo dõi Hoc365 thường xuyên để cập nhật thêm những thông tin hữu ích khác nhé!