Điểm trúng tuyển đối với từng ngành đào tạo, trường đại học thường khác nhau tùy thuộc vào các độ hot của ngành, chỉ tiêu, mức điểm của thí sinh… do đó mỗi phương thức tuyển sinh đều được quy định cho phép việc thí sinh đăng ký không giới hạn số nguyện vọng (NV). Điều này giúp thí sinh gia tăng cơ hội trúng tuyển, tuy nhiên thí sinh nên ưu tiên nguyện vọng cao nhất mà mình muốn đăng ký là nguyện vọng 1. Trong bài viết này, Luật ACC sẽ cung cấp thông tin về vấn đề liên quan đến Nguyện vọng 1 là gì?
1. Nguyện vọng 1 là gì ?
Nguyện vọng khi tham gia xét tuyển đại học được hiểu đơn giản là những mong muốn, mong mỏi của bản thân đối với một vấn đề, sự kiện nào đó.
Bạn đang xem: Nguyện vọng 1 là gì? [Cập nhập 2024]
Nguyện vọng 1 là mong muốn được trúng tuyển vào ngành, trường mà bạn yêu thích nhất. Khi bạn đăng ký kết quả tổ hợp môn thi đầu tiên tại Hội đồng thi của trường đó và sẽ được trường ĐH đó xếp loại. Nếu bạn đạt điểm cao, bạn sẽ được nhận vào ngành mình muốn.
Các trường ĐH sẽ cung cấp cho bạn phiếu điểm thi, nếu trường hợp bạn trúng tuyển thì sẽ có giấy báo nhập học.
2. Nguyện vọng 2 là gì ?
Đây là nguyện vọng thứ 2 là ưu tiên thứ 2 mà các bạn học sinh sau khi hướng đến, nếu lỡ như không đạt nguyện vọng 1, thì nguyện vọng 2 là sự yêu thích thứ 2. Đây là nguyện vọng mà phần lớn các bạn học sinh tỏ ra không yêu thích lắm, vì thường các bạn mong muốn đậu ở nguyện vọng 1 hơn. Nhưng đây cũng là nguyện vọng mà để cho các bạn có nhiều khả năng để được bước vào cánh cửa của một ngôi trường đại học hoặc cao đẳng nào đó.
Chỉ khi bạn trượt nguyện vọng 1 tại trường mà bạn đăng ký xét tuyển thì mới được xét đến nguyện vọng 2 , 3 và các nguyện vọng khác
Xem thêm : Điệp ngữ là gì? Tác dụng của điệp ngữ, các dạng và cho ví dụ?
Tương tự với các nguyện vọng 3 và nguyện vọng 4. Nhưng thông thường, người dự thi chỉ nộp hồ sơ xét tuyển đến nguyện vọng 3 là đã có cơ hội lựa chọn được trường ĐH hay CĐ mà mình mong muốn.
Như vậy trong kỳ thi đại học, nguyện vọng 1 được hiểu là nguyện vọng cao nhất, sau đó đến nguyện vọng 2 , 3 , 4 … Số lượng nguyện vọng tùy thuộc vào những sở thích, khả năng, năng lực của thí sinh đối với các trường ĐH, CĐ có đào tạo ngành, chuyên ngành mà người dự thi yêu thích.
Nói dễ hiểu thì các nguyện vọng được coi là mong muốn của người dự thi xếp theo sự yêu thích từ trên xuống dưới, theo mong muốn giảm dần: Thích nhất – thích vừa – thích ít nhất.
3. Những lưu ý khi đăng ký nguyện vọng
Thí sinh được đăng ký xét tuyển không giới hạn số nguyện vọng mỗi nguyện vọng bao gồm các ngành hoặc nhóm ngành, trường, tổ hợp môn xét tuyển.
Trong những năm gần đây, mỗi một thí sinh sẽ được đăng ký rất nhiều nguyện vọng. Đây là điểm thuận lợi hơn rất nhiều so với những quy định tuyển sinh trước. Tuy nhiên thí sinh cũng không nên lạm dụng mà đăng ký quá nhiều vì điều đó có thể làm bị phân tâm, thiếu tập trung trong việc lựa chọn và phát sinh thêm nhiều chi phí tốn kém. Trong quá trình đăng ký hãy đăng ký nguyện vọng sao cho phù hợp với nhu cầu, điều kiện của bản thân nhất.
Thí sinh phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất tiếp đó là các nguyện vọng 2, 3).
Xem thêm : Năm nay 36 tuổi là sinh năm bao nhiêu?
Đối với mỗi thí sinh, nếu đăng ký xét tuyển vào nhiều ngành, trường thì việc xét tuyển được thực hiện theo thứ tự ưu tiên của các nguyện vọng. Trong đó nguyện vọng 1 là nguyện vọng ưu tiên cao nhất trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký.
Nguyện vọng 1 sẽ được xét tuyển đầu tiên nếu không trúng tuyển sẽ xét các nguyện vọng tiếp theo là nguyện vọng 2, nguyện vọng 3 vì vậy hãy cân nhắc thật kỹ thứ tự nguyện vọng 1, 2, 3 sao cho hợp lý, cẩn thận và chính xác nhất.
4. Các nguyện vọng có được xét bình đẳng không ?
Các nguyện vọng được xét bình đẳng. Với bất cứ một ngành/trường nào, thí sinh đều được xét bình đẳng nhau. Hiểu đơn giản, các NV1, NV2… hay thậm chí NV10… đều được xét như nhau, không phân biệt. Trừ khi xảy ra trường hợp các thí sinh ở cuối danh sách bằng điểm nhau, tiêu chí phụ bằng nhau thì thí sinh có NV xét tuyển cao hơn có thể được ưu tiên. Ngoài ra, các NV là hoàn toàn bình đẳng, mỗi ngành/nhóm ngành tại trường chỉ có duy nhất 1 điểm chuẩn chung.
Ví dụ: Điểm chuẩn ngành Kinh tế tại trường A là 27 điểm. Một thí sinh B đạt 27.5 điểm, đăng ký NV1 ngành Kinh tế tại trường A thí chắc chắn trúng tuyển. Trong khi đó, một thí sinh C khác có điểm là 27, đăng ký NV1 ngành Marketing (điểm chuẩn là 28), NV2 ngành Kinh tế tại trường A, thì thí sinh sẽ rớt NV1 tuy nhiên vẫn trúng tuyển ngành Kinh tế ở NV2.
Trên đây là nội dung bài viết của Luật ACC về “Nguyện vọng 1 là gì?”. Bài viết trên là những thông tin cần thiết mà quý độc giả có thể áp dụng vào đời sống thực tiễn. Trong thời gian tham khảo nếu có những vướng mắc hay thông tin nào cần chia sẻ hãy chủ động liên hệ và trao đổi cùng luật sư để được hỗ trợ đưa ra phương án giải quyết cho những vướng mắc mà khách hàng đang mắc phải.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp