Các câu hỏi về điểm mạnh và điểm yếu có vẻ là những câu hỏi phổ biến nhất trong các cuộc phỏng vấn đối với bất kỳ vị trí công việc nào. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách trả lời câu hỏi này để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Nếu bạn đang chuẩn bị cho câu hỏi này, bài viết dưới đây sẽ cho bạn một cái nhìn khác. Bài viết sẽ dưới đây sẽ cung cấp các thông tin hữu ích cho bạn trình bày sáng tỏ nhất về câu hỏi này. Câu hỏi kinh điển được hãng HRchannels thống kê là một trong số những câu hỏi nhiều nhất trong mọi cuộc phỏng vấn tuyển dụng.
MỤC LỤC 1- Tại sao nhà tuyển dụng hỏi điểm mạnh, điểm yếu của ứng viên? 2- Điểm mạnh của bản thân 2.1- Các câu hỏi về điểm mạnh 2.2- Xác định điểm mạnh của bản thân 2.3- Cách trả lời điểm mạnh 2.4 – Ví dụ câu trả lời điểm mạnh hay 3- Điểm yếu của bản thân 3.1- Các câu hỏi về điểm mạnh 3.2- Xác định điểm mạnh của bản thân 3.3- Cách trả lời điểm mạnh 3.4 – Ví dụ câu trả lời điểm mạnh hay 4. Lời khuyên đắt giá khi đi phỏng vấn
Bạn đang xem: Cách nêu Điểm Mạnh, Điểm Yếu của bản thân hay trong phỏng vấn
1- Tại sao nhà tuyển dụng hỏi điểm mạnh, điểm yếu của ứng viên?
Mỗi câu hỏi nhà tuyển dụng đặt ra cho ứng viên đều nhằm mục đích nhất định. Với câu hỏi về điểm mạnh, điểm yếu, họ muốn tìm kiếm những điều sau:
– Thứ nhất, bạn có các thế mạnh gì? Nó có thể mang lại lợi ích cho công ty hay không?
– Thứ hai, họ muốn biết bạn có khả năng nhận thức những điểm yếu của mình hay không? Bạn có phải người sẽ nỗ lực thay đổi bản thân hay không?
– Thứ ba, đánh giá khả năng lên chiến lược của bạn thông qua giải pháp bạn sử dụng để cải thiện điểm yếu của mình.
– Thứ tư, cân nhắc mức độ phù hợp của bạn. Lý do là vì một số lĩnh vực có tính đặc thù rất cao và điểm yếu của bạn có thể cản trở hiệu quả công việc.
2- Điểm mạnh của bản thân
2.1- Các câu hỏi về điểm mạnh
Nhà tuyển dụng có thể sử dụng nhiều dạng câu hỏi khác nhau để tìm hiểu điểm mạnh của bạn. Điều này phụ thuộc vào thói quen hay mục đích của từng nhà tuyển dụng.
Sau đây là một số câu hỏi về điểm mạnh phổ biến bạn có thể gặp trong buổi phỏng vấn:
– Bạn có những thế mạnh, sở trường nào?
– Đâu là điểm mạnh lớn nhất của bạn?
– Điều gì sẽ giúp bạn đạt được thành công ở vị trí này?
– Những ưu điểm nào có thể giúp bạn hoàn thành tốt công việc được giao?
– Chúng tôi có thể mong đợi điều gì ở bạn trong 2 tháng đầu tiên?
– Bạn từng nhận được lời khen như thế nào từ người quản lý trước đây? ……
>>> Bạn có thể xem thêm: Hướng dẫn cách nêu điểm mạnh ấn tượng với nhà tuyển dụng
2.2- Xác định điểm mạnh của bản thân (Strengths)
Điểm mạnh (strengths) được hiểu là những thế mạnh vượt trội mà bạn sở hữu. Nó có thể là những ưu điểm trong tính cách, tư duy hay hành động.
Thực tế, có hàng trăm loại ưu điểm khác nhau và mỗi người đều có ưu điểm riêng. Bạn có thể tham khảo một số ưu điểm phổ biến sau đây để tự xác định thế mạnh của riêng mình:
– Giỏi chuyên môn.
– Thành thạo nhiều ngoại ngữ khác nhau, như Anh, Trung, Hàn, Nhật,…
– Tin học văn phòng.
– Có tinh thần trách nhiệm cao.
– Là người trung thực, đáng tin cậy.
– Nhiệt tình, hăng hái, dám đối mặt với thử thách.
– Khả năng tư duy, sáng tạo tốt.
– Luôn vui vẻ và có tư tưởng tích cực.
– Giỏi giao tiếp.
– Có ý chí cầu tiến.
– Luôn đúng giờ.
– Có thể giải quyết vấn đề nhanh gọn, hiệu quả.
– Làm việc nhóm tốt.
– Biết cách thương lượng, đàm phán.
– Kỹ năng bán hàng, chăm sóc khách hàng.
– Giỏi ca hát, biết chơi nhạc,… …..
Để biết bản thân mình sở hữu những ưu điểm gì, bạn có thể dựa vào những nhận xét từ bạn bè, thầy cô, cấp trên hay người từng hợp tác, làm việc chung với bạn.
2.3- Cách trả lời điểm mạnh
Việc trả lời câu hỏi về điểm mạnh tưởng chừng như rất dễ nhưng thực tế lại không hề đơn giản. Yêu cầu đặt ra là bạn phải trả lời sao cho phù hợp mà không khiến nhà tuyển dụng cảm thấy bạn đang nói quá hay khoe khoang quá đà.
Nếu như bạn chỉ liệt kê các điểm mạnh mình có thì câu trả lời sẽ rất nhàm chán và không có tính thuyết phục cao.
Xem thêm : Tổng hợp các cách chứng minh tam giác cân dễ hiểu nhất
Vậy phải làm sao để trả lời câu hỏi về điểm mạnh tốt nhất?
Chỉ cần làm theo 4 gợi ý sau đây của Uptalent là bạn có thể thành công chinh phục nhà tuyển dụng bằng câu trả lời về điểm mạnh:
– Thứ nhất, bạn cần trung thực
Không một nhà tuyển dụng nào muốn nghe lời nói dối. Do đó, bạn hãy chân thực với điểm mạnh của chính mình. Đây chính là yếu tố quan trọng khiến nhà tuyển dụng có ấn tượng tốt với bạn.
– Thứ hai, hãy đưa ra dẫn chứng kèm theo
Với mỗi thế mạnh, bạn nên đưa ra dẫn chứng cụ thể. Điều này sẽ khiến câu trả lời của bạn có tính thuyết phục cao hơn.
– Thứ ba, nhấn mạnh điểm quan trọng
Sự trung thực và dẫn chứng cụ thể sẽ giúp câu trả lời của bạn đáng tin hơn. Nhưng như vậy vẫn chưa đủ.
Một câu trả lời về điểm mạnh hoàn hảo cần có điểm nhấn. Ví dụ, sau khi đã trình bày dẫn chứng và kỹ năng mình có, bạn nên làm rõ những lợi ích và sự phù hợp của nó với vị trí đang ứng tuyển.
– Thứ tư, trả lời ngắn gọn
Bạn đừng nên trả lời quá dài dòng. Thay vào đó, hãy giới hạn câu trả lời trong một khoảng thời gian nhất định và cố gắng trả lời ngắn gọn, súc tích nhất có thể. Tốt nhất bạn nên tập trung vào một số điểm mạnh nổi bật là được.
2.4 – Ví dụ câu trả lời điểm mạnh hay
Nếu bạn vẫn đang loay hoay chưa biết nên trả lời câu hỏi điểm mạnh như thế nào thì hãy tham khảo một số ví dụ sau đây:
#Ví dụ 1
“Tôi là người có khả năng làm việc nhóm rất hiệu quả. Tôi từng có kinh nghiệm quản lý nhóm với nhiều thành viên sở hữu các kỹ năng chuyên môn đa dạng. Dưới sự dẫn dắt của tôi, hiệu suất làm việc của nhóm đã tăng lên 20%.”
#Ví dụ 2
“Tôi rất am hiểu về lĩnh vực marketing. Tôi đã làm việc hơn 10 năm trong ngành. Tôi biết rõ phải làm sao để nâng cao hiệu quả marketing. Tại công ty trước đây, khi hiệu quả kinh doanh có dấu hiệu đi xuống, tôi đã giúp công ty nâng cao doanh thu lên lần lượt là 5% và 6% mỗi năm trong vòng 2 năm.”
#Ví dụ 3
“Điểm mạnh lớn nhất của tôi trong công việc này là khả năng quản lý thời gian và tổ chức công việc. Tôi luôn đảm bảo rằng mình có một lịch trình làm việc hàng ngày và tuần hợp lý để hoàn thành công việc một cách hiệu quả. Tôi luôn luôn có một danh sách công việc ưu tiên và biết cách ưu tiên nhiệm vụ quan trọng nhất. Điều này giúp tôi đảm bảo không bỏ sót công việc và đảm bảo rằng tôi luôn kịp hạn hoàn thành dự án. Ngoài ra, khả năng quản lý thời gian cũng giúp tôi duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân, điều quan trọng để duy trì hiệu suất và sức khỏe tốt.” #Ví dụ 4: Trả lời bằng tiếng Anh “My greatest strength for this job is my ability to manage time and organize tasks efficiently. I always make sure I have a well-structured daily and weekly schedule to complete tasks effectively. I maintain a prioritized to-do list and understand how to rank the most important tasks. This helps me ensure that I don’t miss deadlines and make sure I complete projects on time. Additionally, my time management skills also help me maintain a work-life balance, which is crucial for sustaining productivity and personal well-being.”
Đừng bỏ lỡ >>>> Mách bạn cách nêu điểm yếu – nhược điểm trong phỏng vấn
3- Điểm yếu của bản thân (Weaknesses)
3.1- Các câu hỏi về điểm yếu
Đôi khi, nhà tuyển dụng sẽ không đưa ra câu hỏi về điểm yếu một cách trực tiếp. Thay vào đó, họ sử dụng một số dạng câu hỏi khác để tìm hiểu về vấn đề này.
Sau đây là một số câu hỏi về điểm yếu của ứng viên phổ biến nhất:
– Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?
– Điểm yếu lớn nhất bạn cần khắc phục tại thời điểm này là gì? – Nhược điểm khiến bạn gặp khó khăn trong công việc là gì?
– Theo bạn, đâu là thách thức lớn nhất đối với vị trí công việc này?
– Đâu là quyết định khó khăn nhất đối với bạn?
– Bạn từng bị cấp trên chỉ trích về điều gì hay chưa? …..
3.2- Xác định điểm yếu của bản thân
Điểm yếu là những thiếu sót về phương diện kỹ năng, kiến thức chuyên môn và tính cách cá nhân của riêng bạn.
Có một số nhược điểm phổ biến mà hầu hết mọi người đều vướng phải như:
– Nhạy cảm quá mức. – Khả năng quản lý thời gian kém.
– Không có tính kiên nhẫn.
– Sợ hãi phải phát biểu trước đám đông.
– E ngại khi phải nói chuyện, làm quen với người lạ.
– Tính háo thắng.
– Làm việc theo cảm tính.
– Không lên kế hoạch cụ thể trước khi làm việc.
– Bảo thủ, không sẵn sàng lắng nghe ý kiến của người khác.
– Không giỏi kỹ năng tính toán.
Xem thêm : Dàn ý giải thích câu tục ngữ Đi một ngày đàng học một sàng khôn
– Có tính ích kỷ, không sẵn lòng chia sẻ với người khác.
– Hay giận dữ, không giữ được sự bình tĩnh. …..
3.3- Cách trả lời điểm điểm yếu của bản thân
Uptalent tin rằng, với nhiều bạn, việc trả lời câu hỏi về điểm yếu là điều gì đó rất khó khăn. Để có câu trả lời hiệu quả đòi hỏi bạn phải có khả năng chọn lọc thông tin và thật tinh tế, khéo léo.
Vậy, phải làm sao để có câu trả lời về điểm yếu hoàn hảo nhất?
Thực ra việc trả lời câu hỏi về nhược điểm của bản thân không quá khó đâu bạn nhé. Bạn chỉ cần vận dụng 4 mẹo nhỏ sau đây của Uptalent là đã có câu trả lời vô cùng hiệu quả rồi:
Thứ nhất, chuẩn bị câu trả lời theo cấu trúc hợp lý
Để có câu trả lời với cấu trúc logic, hợp lý nhất, bạn chỉ cần thực hiện theo 3 bước sau:
– Trước tiên, hãy chọn điểm yếu không có khả năng làm ảnh hưởng hiệu quả công việc.
– Tiếp theo, hãy mô tả ngắn gọn về điểm yếu. Bạn không cần nói quá chi tiết về sự ảnh hưởng của điểm yếu này tới bạn ra sao.
– Sau cùng, bạn cần khẳng định bản thân đang nỗ lực cải thiện điểm yếu đó. Hãy nói về phương thức bạn đang sử dụng để khắc phục nó. Nếu chưa có phương án cụ thể, hãy trình bày chiến lược cải thiện nó trong tương lai.
Thứ hai, hô biến điểm yếu thành điểm mạnh
Rất nhiều người lựa chọn cách này để nói về điểm yếu của mình. Nó giúp họ thể hiện được sự tinh tế và khéo léo trong giao tiếp, ứng xử.
Tuy nhiên, bạn đừng nên lạm dụng hay gượng ép sử dụng bởi phương pháp này chỉ mang lại hiệu quả khi nó thực sự phù hợp.
Thông thường, các nhược điểm sau đây sẽ phù hợp với cách làm này: tính cầu toàn, không biết cách từ chối hay là không biết cách cân bằng công việc và cuộc sống cá nhân.
Thứ ba, nói về điểm yếu không liên quan đến vị trí ứng tuyển
Thực tế, bạn không nhất thiết phải nói về điểm yếu lớn nhất của mình hay có liên quan đến vị trí ứng tuyển. Bạn có thể chọn một điểm yếu không có ảnh hưởng lớn đến công việc này là được.
Ví dụ, bạn ứng tuyển một vị trí thường xuyên làm trên máy tính hơn là con người. Khi đó, bạn có thể nói rằng điểm yếu của mình là không giỏi nói chuyện trước đám đông.
Lợi thế của câu trả lời này là bạn vừa nói đến một điểm yếu được quan tâm nhưng lại không gây ảnh hưởng xấu đến công việc.
Một điều khác bạn cần lưu ý khi chọn điểm yếu để trình bày là đừng nên nói về những điểm yếu mà ngành nghề nào cũng kiêng dè. Ví dụ như: gặp khó khăn trong việc giao tiếp, không cẩn thận, làm việc nhóm kém, hay quên, không làm việc theo quy tắc,…
Không một công ty nào muốn tuyển dụng ứng viên có các nhược điểm này. Bởi chúng là điều bất cứ ai cũng phải tự mình khắc phục trước khi tham gia vào quá trình lao động, làm việc tại các công ty, tổ chức.
Thứ tư, trả lời ngắn gọn, súc tích
Tương tự như trả lời về điểm mạnh, bạn không nên trình bày điểm yếu quá dài dòng. Nó sẽ chỉ khiến bạn lãng phí thời gian và khiến nhà tuyển dụng có ấn tượng không tốt về bạn.
Quan tâm >>>> Viết ưu điểm và nhược điểm của bản thân trong CV3.4- Ví dụ câu trả lời điểm yếu hay
Để có câu trả lời về điểm yếu hay, tinh tế, bạn có thể tham khảo một số ví dụ dưới đây:
#Ví dụ 1
“Tôi khá ngại ngùng khi phải phát biểu trước đám đông. Hệ quả là tôi đã không đủ tự tin để đưa ra ý kiến và khiến nhóm của mình chậm tiến độ. Để khắc phục điều này, tôi đã đăng ký tham gia một khóa học giao tiếp. Hiện tại, tôi đã có thể trò chuyện cùng mọi người hiệu quả hơn. Tôi cũng trở nên chủ động hơn trong các cuộc nói chuyện.”
#Ví dụ 2
“Tôi có thói quen chỉ trích bản thân một cách gay gắt khi gặp một vấn đề trắc trở nào đó. Tôi luôn cảm thấy mình chưa hoàn thành công việc đủ tốt. Điều này dần khiến tôi cảm thấy quá tải và luôn không hài lòng với những điều đạt được. Để khắc phục vấn đề này, tôi đã học cách chấp nhận thành quả đạt được và trân trọng các nỗ lực tập thể.”
#Ví dụ 3
“Thường xuyên trì hoãn công việc là thói quen xấu của tôi. Cũng vì điều này mà tôi đã khiến nhóm của mình phải làm việc căng thẳng để hoàn thành dự án đúng thời hạn. Kể từ lần đó, tôi đã học cách lên lịch trình làm việc cụ thể để không còn phải căng thẳng vì deadline. Hiện tại, tôi đã dần bỏ được thói quen xấu này.” #Ví dụ 4 Một trong những điểm yếu của tôi là tôi thường cảm thấy căng thẳng trong tình huống áp lực hay khi phải đối mặt với nhiều deadline cùng một lúc. Tuy nhiên, để khắc phục điểm yếu này, tôi đã học cách quản lý căng thẳng và áp lực bằng cách thực hiện các biện pháp tự chăm sóc sức khỏe và tạo ra một lịch trình làm việc cụ thể rõ ràng. Đến nay, tôi cũng đã nắm vững các kỹ năng quản lý thời gian và ưu tiên công việc để đảm bảo tôi hoàn thành nhiệm vụ một cách hiệu quả mà không cảm thấy quá áp lực. Tôi luôn tìm cách học hỏi và phát triển từ mọi tình huống, bao gồm cả những thách thức và điểm yếu của bản thân.” #Ví dụ 5 – Trả lời bằng tiếng anh “I believe one of my weaknesses is that I often feel stressed in high-pressure situations or when facing multiple deadlines simultaneously. However, to address this weakness, I’ve learned how to manage stress and pressure by implementing self-care practices and establishing a structured work schedule. I’ve also mastered time management and task prioritization skills to ensure I handle tasks efficiently without feeling overwhelmed. I’m always seeking ways to learn and grow from every situation, including my challenges and weaknesses, which I view as opportunities for improvement.”
4- Lời khuyên hữu ích dành cho bạn
Việc chuẩn bị tốt câu trả lời về điểm mạnh, điểm yếu chưa phải là yếu tố duy nhất quyết định thành công của buổi phỏng vấn. Bạn sẽ phải làm nhiều hơn thế nếu muốn trở thành ứng viên sáng giá trong mắt nhà tuyển dụng.
Sau đây là một số lời khuyên Uptalent tin rằng sẽ hữu ích với bạn trong buổi phỏng vấn:
4.1- Luôn sẵn sàng đón nhận các tình huống bất ngờ
Dù bạn có chuẩn bị tốt đến đâu thì vẫn có những việc nằm ngoài khả năng kiểm soát. Do đó, hãy chuẩn bị tinh thần thật tốt để đương đầu với những phát sinh bất ngờ. Điều này sẽ giúp bạn tự tin hơn trong buổi phỏng vấn.
4.2- Tìm hiểu thông tin
Hãy đảm bảo bạn đã nắm bắt được các thông tin cơ bản về công ty, công việc và cả chính bản thân bạn. Từ đó, bạn có thể chắc chắn những gì mình đang có chính là điều doanh nghiệp đang mong đợi.
4.3- Nghĩ thật kỹ trước khi trả lời
Với mỗi câu hỏi từ nhà tuyển dụng, bạn không bắt buộc phải ngay lập tức đưa ra câu trả lời. Thay vào đó, hãy dừng lại một vài phút để suy nghĩ và chuẩn bị câu trả lời tốt nhất.
4.4- Luôn hướng đến điều tích cực
Một điều quan trọng khác bạn cần lưu ý là hãy đảm bảo câu trả lời của mình luôn mang màu sắc tích cực. Ngay cả khi nói về nhược điểm cũng đừng để cảm giác tiêu cực lấn chiếm.
Trên đây là những tiết lộ siêu chất của Ms Uptalent về cách trả lời câu hỏi điểm mạnh, điểm yếu khi tham gia phỏng vấn việc làm. Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Chúc bạn thành công trong buổi phỏng vấn sắp diễn ra!
–
HRchannels – Dịch vụ tuyển dụng cao cấp Hotline: 08. 3636. 1080 Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com Website: www.hrchannels.com Địa chỉ: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam Nguồn ảnh: internet
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp