Điều 134 Bộ luật dân sự 2015 quy định về chế định đại diện:
“Điều 134. Đại diện
Bạn đang xem: Điều 134 Bộ luật dân sự 2015
1. Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
Xem thêm : Các môn học trong chương trình lớp 6 mới – Ba mẹ cần nắm rõ để giúp con học tốt
2. Cá nhân, pháp nhân có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó.
3. Trường hợp pháp luật quy định thì người đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện.”
>> Đặt câu hỏi MIỄN PHÍ về Đại diện với 5.000 Luật sư trên iLAW.
Xem thêm : START TO V HAY VING? KHÁM PHÁ CÁC CẤU TRÚC VỚI START
Theo đó, chế định về đại diện theo BLDS năm 2015 cũng có nhiều thay đổi liên quan đến khái niệm, căn cứ xác lập quyền đại diện, đại diện theo pháp luật, đại diện theo uỷ quyền, hậu quả pháp lý của hành vi đại diện, thời hạn đại diện…
Khoản 1 Điều 134 Bộ luật dân sự 2015 định nghĩa về quan hệ đại diện: “là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”. Như vậy Bộ luật dân sự 2015 đã chính thức cho phép một pháp nhân (chẳng hạn một công ty), có thể ủy quyền cho một pháp nhân khác xác lập và, hoặc thực hiện giao dịch cho mình. Điều này hoàn toàn phù hợp về mặt lý luận cũng như thông lệ trên thế giới.
Ngoài ra, tồn tại một điểm bất cập theo quy định của Khoản 3 Điều 134 BLDS năm 2015: “Trường hợp pháp luật quy định thì người đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập thực hiện”. Quy định này có thể hiểu, trong trường hợp pháp luật không quy định, người đại diện không nhất thiết phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự, hay nói cách khác, người vô năng có thể là đại diện. Như vậy, BLDS năm 2015 đã bỏ qua các giao dịch xác lập và thực hiện với người vô năng và bỏ qua các hậu quả pháp lý liên quan tới người được đại diện trong trường hợp lựa trao quyền cho người vô năng.
Trên đây là những quy định của pháp luật tại Điều 134 Bộ luật dân sự 2015.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp