Nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã có quy định về Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền tại Điều 357 để tạo nên hành lang pháp lý cho các trường hợp chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền.
- Lớp 6 học những môn gì? Chương trình mới có điểm gì khác biệt
- Các nhân tố cơ bản của thị trường là gì? Tầm quan trọng của chúng
- Trực tiếp xổ số miền Nam 26/5 – XSMN 26/5 – SXMN 26/5/2023 – kết quả xổ số hôm nay 26/5
- Mẹo bảo quản tôm TƯƠI LÂU trong tủ lạnh mà không bị ĐEN ĐẦU
- Sau khi sảy thai bao lâu thì quan hệ được? Cần chú ý gì không?
Điều 357 Bộ luật Dân sự năm 2015
Bạn đang xem: Điều 357 Bộ luật Dân sự năm 2015
1. Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì?
Điều 353 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã có quy định về chậm thực hiện nghĩa vụ như sau: Chậm thực hiện nghĩa vụ là nghĩa vụ vẫn chưa được thực hiện hoặc chỉ được thực hiện một phần khi thời hạn thực hiện nghĩa vụ đã hết. Ngoài ra, bên chậm thực hiện nghĩa vụ phải thông báo ngay cho bên có quyền về việc không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn.
Thời hạn thực hiện nghĩa vụ là một trong những nội dung quan trọng của thực hiện nghĩa vụ. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ là một khoảng thời gian hoặc một mốc thời gian cụ thể do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ có ý nghĩa rất lớn bởi chỉ khi nghĩa vụ được thực hiện đúng thời hạn nó mới mang lại lợi ích đầy đủ và trọn vẹn nhất cho bên có quyền. Khi thời hạn thực hiện nghĩa vụ đã hết mà nghĩa vụ vẫn chưa được thực hiện hoặc chỉ được thực hiện một phần thì bị coi là chậm thực hiện nghĩa vụ. Pháp luật quy định khi bên có nghĩa vụ chậm thực hiện nghĩa vụ thì phải thông báo ngay cho bên có quyền về việc không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn. Việc thông báo này sẽ giúp cho bên có quyền kịp thời xử lý, giải quyết nhằm sử dụng mọi biện pháp khắc phục tối đa những thiệt hại có thể xảy ra.
Vi phạm về thời hạn thực hiện nghĩa vụ là vi phạm nghĩa vụ và bên có nghĩa vụ sẽ phải chịu một hậu quả bất lợi đó là một trách nhiệm dân sự. Trách nhiệm dân sự có thể là tiếp tục thực hiện nghĩa vụ nếu nghĩa vụ vẫn có thể được thực hiện và bên có quyền yêu cầu hoặc trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại xảy ra.
2. Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền.
Xem thêm : 6 lý do nên ăn trứng lòng đào
Bên có nghĩa vụ trả tiền phải trả tiền đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm và phương thức đã thỏa thuận. Nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Nếu bên có nghĩa vụ chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền thì sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự theo Điều 357 Bộ luật dân sự năm 2015.
Theo đó, trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. Như vậy, ngoài việc phải trả khoản tiền thuộc về nghĩa vụ chính như khoản tiền vay, tiền thanh toán do mua hàng hoá, trả tiền dịch vụ, thuê tài sản… thì bên chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền còn phải trả một khoản lãi tính trên giá trị của khoản tiền chậm trả đó. Khoản lãi này bản chất là trách nhiệm bồi thường những tổn thất do việc chậm trả gây ra và được tính dựa trên mức lãi suất chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên. Quy định này là hợp lý, bởi lẽ mức lãi suất chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền phải căn cứ vào mức lãi suất thỏa thuận trước đây do hai bên ghi nhận trong hợp đồng chứ không phải mang tính bắt buộc, qua đó nhằm bảo vệ quyền lợi của bên có quyền, tăng trách nhiệm của bên có nghĩa vụ.
Tuy nhiên, để việc áp dụng pháp luật được thống nhất và hạn chế tình trạng lạm dụng, bóc lột lẫn nhau, đảm bảo ổn định nền kinh tế, kiểm soát sự lạm phát của thị trường… điều luật quy định lãi suất do các bên thỏa thuận không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015. Cụ thể, lãi suất do các bên thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì lãi suất chậm trả được tính theo khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015 tức là “lãi suất được xác định bằng 50% lãi suất giới hạn tức là không quá 10%/năm của khoản tiền chậm trả trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
Xem thêm : Tổ hợp môn học lựa chọn lớp 10 là gì?
Việc áp dụng mức lãi suất chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo Điều 357 Bộ luật Dân sự năm 2015 là hợp lý, bởi vì đây là Điều luật áp dụng cụ thể đối với nghĩa vụ do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền; ngoài ra, Điều luật này áp dụng chung cho các loại hợp đồng dân sự nói chung chứ không phải áp dụng riêng đối với hợp đồng vay tài sản; giúp cho những người có liên quan đến việc thi hành án theo bản án, quyết định của Tòa án sẽ nắm rõ hơn về điều luật áp dụng về trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Tuy nhiên, cần phải bổ sung thêm quy định về áp dụng điều luật dẫn chiếu thuộc khoản 1 hay khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015 trong trường hợp các bên có thỏa thuận lãi suất nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất; ngoài ra để tạo điều kiện cho việc thi hành án dễ dàng, xác định rõ lãi suất áp dụng theo điều luật dẫn chiếu đến thuộc khoản 1 hay khoản 2 Điều 468 BLDS năm 2015 thì Điều 357 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng nên tách khoản 2 thành 2 khoản riêng biệt cho rõ nội dung hai trường hợp trên ( Chẳng hạn, quy định như sau: Khoản 2. Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này; Khoản 3. lãi suất phát sinh do chậm trả tiền mà các bên không có thỏa thuận hoặc có thỏa thuận nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp lãi suất thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này)
Bên cạnh đó, ngoài việc phải chịu trách nhiệm dân sự nêu trên, đối với những tổ chức, cá nhân lợi dụng việc vay, mượn tiền nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác, có dấu hiệu của tội phạm sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự đối với tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” , “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Có thể thấy, quy định về Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền của Bộ luật Dân sự năm 2015 là một quy định phù hợp và tiến bộ, giúp bảo vệ quyền và lợi ích của chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của ACC về quy định tại Điều 357 Bộ luật Dân sự năm 2015 gửi đến quý bạn đọc để tham khảo. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc cần giải đáp, quý bạn đọc vui lòng truy cập trang web: https://accgroup.vn để được trao đổi, hướng dẫn cụ thể.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp