1. Hệ thống Tiêu chuẩn của Việt Nam
Căn cứ Điều 10 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006, hệ thống Tiêu chuẩn và ký hiệu tiêu chuẩn của Việt Nam bao gồm:
– Tiêu chuẩn quốc gia, ký hiệu là TCVN.
Bạn đang xem: Hệ thống Tiêu chuẩn và các loại Tiêu chuẩn của Việt Nam năm 2023
– Tiêu chuẩn cơ sở, ký hiệu là TCCS.
2. Các loại Tiêu chuẩn của Việt Nam
Căn cứ Điều 12 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006, các loại tiêu chuẩn bao gồm:
– Tiêu chuẩn cơ bản quy định những đặc tính, yêu cầu áp dụng chung cho một phạm vi rộng hoặc chứa đựng các quy định chung cho một lĩnh vực cụ thể.
– Tiêu chuẩn thuật ngữ quy định tên gọi, định nghĩa đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn.
– Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn.
– Tiêu chuẩn phương pháp thử quy định phương pháp lấy mẫu, phương pháp đo, phương pháp xác định, phương pháp phân tích, phương pháp kiểm tra, phương pháp khảo nghiệm, phương pháp giám định các mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn.
– Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản quy định các yêu cầu về ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản sản phẩm, hàng hóa.
Toàn văn File Word Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực thi hành)
Hệ thống Tiêu chuẩn và các loại Tiêu chuẩn của Việt Nam năm 2023
3. Trách nhiệm xây dựng, thẩm định, công bố Tiêu chuẩn
Xem thêm : Tài sản cố định là gì? Điều kiện ghi nhận, cách phân loại TSCĐ
Căn cứ Điều 11 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006, trách nhiệm xây dựng, thẩm định, công bố Tiêu chuẩn như sau:
– Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức xây dựng dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia và đề nghị thẩm định, công bố Tiêu chuẩn quốc gia.
– Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia và công bố Tiêu chuẩn quốc gia.
– Các tổ chức xây dựng và công bố Tiêu chuẩn cơ sở bao gồm:
+ Tổ chức kinh tế.
+ Cơ quan nhà nước.
+ Đơn vị sự nghiệp.
+ Tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
4. Căn cứ xây dựng Tiêu chuẩn
Căn cứ Điều 13 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006, Tiêu chuẩn được xây dựng dựa trên một hoặc những căn cứ sau đây:
– Tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài.
– Kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật.
Xem thêm : CÁC QUỐC HIỆU CỦA NƯỚC TA QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ
– Kinh nghiệm thực tiễn.
– Kết quả đánh giá, khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm tra, giám định.
Điều 14. Kế hoạch xây dựng Tiêu chuẩn quốc gia – Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2018)
1. Kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia bao gồm kế hoạch năm năm và kế hoạch hằng năm được lập trên cơ sở sau đây:
a) Hài hòa tiêu chuẩn quốc tế theo các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội;
c) Đề nghị của tổ chức, cá nhân.
2. Kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan tổ chức lập và thông báo công khai để lấy ý kiến rộng rãi trước khi phê duyệt.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và thông báo công khai kế hoạch đó trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày phê duyệt.
3. Trong trường hợp cần thiết, kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia được sửa đổi, bổ sung theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Việc sửa đổi, bổ sung kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp