Đầu tiên các bạn phải hiểu định chế tài chính là gì? Định chế tài chính là cụm từ được dùng phổ biến ở miền Nam nước ta trước những năm 1975. Nó được sử dụng trong các tài liệu về tài chính ngân hàn bằng thuật ngữ “ định chế tài chính” và tiếng anh là: “financial institutions”.
Khái niệm định chế tài chính được giải thích như sau: “Một nhóm các tổ chức thương mại và công cộng tham gia vào việc trao đổi, cho vay, đi mượn và đầu tư tiền tệ.
Ngày nay, định chế tài chính là các định chế (tức thể chế, tổ chức được thành lập theo luật) mà hoạt động chủ yếu của chúng là đóng vai trò trung gian tài chính trong quá trình chuyển vốn từ người cho vay sang người đi vay (ví dụ ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng) hoặc người tiết kiệm tới người đầu tư (ví dụ quỹ hưu trí, công ty bảo hiểm).
Định chế tài chính cũng bao gồm các quy định và quy trình về thu thuế, quản lý ngân sách và cung cấp tài chính cho các dự án phát triển của chính phủ. Các cơ chế về tài chính này ảnh hưởng trực tiếp đến việc vận hành của nền kinh tế và các hoạt động kinh doanh trong quốc gia đó.
Phân loại định chế tài chính
Xem thêm : Cháo bồ câu nấu với rau gì thơm ngon, kích thích tiêu hóa, đổi vị cho bé mỗi ngày
Định chế tài chính có thể được chia thành hai loại: định chế tài chính ngân hàng và định chế tài chính phi ngân hàng. Định chế tài chính ngân hàng bao gồm các ngân hàng thương mại với vai trò chính là nhận tiền gửi và cho vay. Định chế tài chính phi ngân hàng bao gồm ngân hàng đầu tư, công ty bảo hiểm, công ty tài chính, công ty cho thuê, v.v. Chúng ta hãy đi vào tìm hiểu kỹ hơn về hai loại hình định chế tài chính này.
Định chế tài chính ngân hàng
Các định chế tài chính ngân hàng là các tổ chức tài chính nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm từ khách hàng (hoặc người có vốn nhàn rỗi) đến với những khách hàng có nhu cầu về vốn
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương là tổ chức tài chính chịu trách nhiệm giám sát và quản lý tất cả các ngân hàng khác. Tại Hoa Kỳ, ngân hàng trung ương là Ngân hàng Dự trữ Liên bang, chịu trách nhiệm thực hiện chính sách tiền tệ và giám sát của các tổ chức tài chính. Người tiêu dùng cá nhân không có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với ngân hàng trung ương; thay vào đó, các tổ chức tài chính lớn làm việc trực tiếp với Ngân hàng Dự trữ Liên bang để cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho công chúng.
Ngân hàng thương mại
Theo truyền thống, các ngân hàng thương mại cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng cá nhân và làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp. Hiện nay, phần lớn các ngân hàng lớn cung cấp tài khoản tiền gửi, cho vay và tư vấn tài chính có giới hạn cho cả hai đối tượng này Các sản phẩm được cung cấp tại các ngân hàng bán lẻ và ngân hàng thương mại bao gồm tài khoản séc và tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi (CDs), các khoản vay cá nhân và thế chấp, thẻ tín dụng và tài khoản ngân hàng kinh doanh.
Hiệp hội tiết kiệm và cho vay
Các tổ chức tài chính nắm giữ lẫn nhau và cung cấp không quá 20% tổng số tiền cho vay cho các doanh nghiệp thuộc danh mục các hiệp hội tiết kiệm và cho vay cung cấp. Khách hàng cá nhân sử dụng các hiệp hội tiết kiệm và cho vay đối với các tài khoản tiền gửi, các khoản vay cá nhân và cho vay thế chấp.
Xem lại:
Xem thêm : Thực phẩm dùng trước và sau hiến máu
Chức năng, vai trò của tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính
Chỉ số CASA là gì? & Tầm quan trọng đối với ngân hàng
Định chế tài chính phi ngân hàng
Các định chế tài chính phi ngân hàng là các tổ chức tài chính không nhận tiền gửi từ khách hàng mà chỉ cung cấp các dịch vụ tài chính khác như cho vay, bảo hiểm, đầu tư, môi giới, tư vấn… Các định chế tài chính phi tiền gửi bao gồm:
- Công ty bảo hiểm: là các tổ chức tài chính cung cấp các sản phẩm bảo hiểm nhằm bảo vệ khách hàng khỏi các rủi ro tài chính có thể xảy ra trong cuộc sống hoặc kinh doanh. Công ty bảo hiểm thu phí bảo hiểm từ khách hàng và đầu tư phí bảo hiểm vào các công cụ tài chính để tạo ra lợi nhuận và trả tiền bồi thường cho khách hàng khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra.
- Công ty tài chính: là các tổ chức tài chính cung cấp các dịch vụ cho vay và thuê mua tài chính cho khách hàng cá nhân hoặc doanh nghiệp. Công ty tài chính thường cho vay với lãi suất cao hơn ngân hàng để bù đắp cho rủi ro cao hơn của khách hàng.
- Quỹ đầu tư: là các tổ chức tài chính huy động vốn từ nhiều nhà đầu tư và đầu tư vào các công cụ tài chính khác nhau như cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ, hàng hóa… Quỹ đầu tư có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí như quỹ mở, quỹ đóng, quỹ hỗn hợp, quỹ chỉ số, quỹ quản trị tích cực…
- Công ty môi giới: là các tổ chức tài chính cung cấp các dịch vụ môi giới cho khách hàng khi tham gia vào các giao dịch trên thị trường tài chính. Công ty môi giới thu phí hoa hồng hoặc lãi ký quỹ từ khách hàng và giúp khách hàng kết nối với các bên mua hoặc bán các công cụ tài chính.
- Ngân hàng đầu tư: Ngân hàng đầu tư không nhận tiền gửi, thay vào đó, họ giúp các cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ huy động vốn thông qua việc phát hành chứng khoán.
- Công ty tư vấn: là các tổ chức tài chính cung cấp các dịch vụ tư vấn cho khách hàng về các vấn đề liên quan đến tài chính như kế hoạch tài chính cá nhân, kế hoạch đầu tư doanh nghiệp, sáp nhập và mua lại, phát hành cổ phiếu, quản lý rủi ro…
Định chế tài chính có vai trò gì đối với nền kinh tế?
Những tổ chức, doanh nghiệp có liên quan đến lĩnh vực tài chính đều sẽ có những đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế nước nhà. Chính vì vậy mà việc biết được định chế tài chính là gì sẽ giúp bạn thấy được chúng có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế. Theo đó bạn có thể thấy, định chế tài chính đóng góp vai trò quan trọng như sau:
- Sự xuất hiện của định chế tài chính chắc chắn sẽ giúp kiểm soát tốt hơn nguồn cung tiền trên thị trường. Từ đó sẽ giúp việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng nhất của người tiêu dùng.
- Định chế tài chính sẽ hoạt động như một kênh/người trung gian giữa thị trường nợ và thị trường vốn. Định chế tài chính cũng sẽ chịu trách nghiệm chuyển quỹ đầu tư đến doanh nghiệp từ nhà đầu tư. Chính vì vậy mà chủ thể này có vai trò vô cùng quan trọng bởi chúng đang trực tiếp kiểm soát dòng tiền trong nền kinh tế.
- Định chế tài chính sẽ giúp giảm thiểu tối đa các chi phí phát sinh trong quá trình giao dịch. Nhờ có định chế tài chính mà có rất nhiều bộ phận của hệ thống tài chính sẽ giúp những người đầu tư có thể tiết kiệm cũng như giảm thiểu được các chi phí thực hiện giao dịch, chi phí tìm kiếm, chi phí hiểu biết hay các chi phí do quy mô.
- Sự xuất hiện của định chế tài chính còn giúp giảm thiểu tối đa những rủi ro không đáng có cho doanh nghiệp, nhà đầu tư. Lý do là bởi, hiện nay định chế tài chính có rất nhiều loại hình khác nhau. Do vậy mà các nhà đầu tư sẽ có thể giảm thiểu được rủi ro bằng việc đa dạng hóa các danh mục đầu tư. Định chế tài chính cũng sẽ giúp các nhà đầu tư giảm được chi phí hay rủi ro do việc thiếu hiểu biết.
- Cơ chế thanh toán sẽ được tạo lập bởi định chế tài chính: Có một số định chế tài chính sẽ chịu trách nhiệm cung cấp các phương tiện, phương thức thanh toán. Tiêu biểu trong đó chính là ngân hàng thương mại.
- Nhờ có định chế tài chính mà sự phát triển của các phương thức thanh toán như thanh toán không dùng tiền mặt sẽ giúp thị trường vận hành hiệu quả và nhanh chóng hơn, nhất là trong mùa dịch bệnh Covid-19.
- Hiện nay, định chế tài chính đã trở thành một nền tảng đặc biệt đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia trên thế giới. Do vậy mà mỗi quốc gia sẽ đều cần có những chính sách, quy định riêng để các định chế tài chính hoạt động và phát triển hiệu quả hơn và mang đến nhiều sự thuận tiện cho người dùng.
Trên đây là những thông tin về định chế tài chính là gì? Vai trò, hoạt động và các định chế tài chính thường gặp. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp kiến thức bổ ích cho nhà đầu tư. Chúc các bạn một ngày giao dịch thuận lợi! Đừng bỏ lỡ những thông tin tài chính và kiến thức đầu tư hữu ích từ Vietcap nhé các bạn!
Powered by Froala Editor
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp