Thành gia lập thất là điều quan trọng đối với mỗi người nên không chỉ có cô dâu chú rể mà các bậc cha mẹ cũng tất bật lo toan để chuẩn bị. Trong các nghi lễ quan trọng thì lễ đính hôn và lễ cưới là quan trọng nhất. Nhưng đính hôn bao lâu thì cưới thì cưới? Hãy cùng Kim Ngọc Thủy tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Đính hôn là gì?
Đính hôn còn có tên gọi khác là lễ đám hỏi, tuỳ vào từng vùng miền, thời đại mà chúng sẽ có tên gọi khác nhau. Ý nghĩa của lễ đính hôn (hay còn gọi là đám hỏi) là một thông báo chính thức về việc hứa gả cưới cô dâu chú rể giữa hai họ với nhau.
Lễ đính hôn là bước tiến lớn nhất để bước tới lễ thành hôn – sự kiện quan trọng nhất của đời người. Vì vậy chúng có khá nhiều nghi thức quan trọng và yêu cầu riêng. Các cặp đôi nên tìm hiểu và chuẩn bị kỹ càng để phù hợp với từng vùng miền, phong tục, tập quán.
Ý nghĩa của lễ đính hôn
Việc thực hiện lễ đính hôn có ý nghĩa xin phép và thông báo với họ hàng hai bên gia đình, đồng thời là bước đệm chuẩn bị cho hôn nhân chính thức. Bên cạnh đó, đây cũng là sự kiện thể hiện sự gắn kết tình cảm của hai bên gia đình. Tóm lại, lễ đính hôn chính là lời xin phép, thông báo chính thức của gia đình nhà trai nhà gái về hôn sự của cặp đôi.
Theo quan niệm của người Việt, nếu quá trình tổ chức lễ đính hôn diễn ra thuận lợi, không gặp trắc trở thì cuộc sống hôn nhân và quan hệ của hai nhà cũng sẽ hạnh phúc bền chặt.
Sự khác nhau giữa lễ đính hôn và lễ cưới
Lễ đính hôn
Lễ đính hôn là một nghi lễ chấp nhận thực hiện hôn lễ cho con cái của cả hai gia đình nhà trai và nhà gái. Đây là một bước trung gian trước khi tiến đến nghi lễ cưới chính thức.
Xem thêm : Hướng dẫn thí sinh sửa phiếu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2023
Sau lễ đính hôn, chàng trai được gọi là chồng sắp cưới, còn cô gái được gọi là vợ sắp cưới chứ chưa chính thức trở thành vợ chồng chính thức.
Lễ cưới
Lễ cưới là nghi lễ chính thức thừa nhận mối quan hệ hôn nhân giữa chàng trai và cô gái. Sau lễ cưới, hai người đã được xem như là vợ chồng và được sự thừa nhận của gia đình hai họ. Tuy vậy, để được thừa nhận trên cơ sở luật pháp thì họ còn phải đi đăng ký kết hôn nữa.
Đính hôn bao lâu thì cưới?
Lễ đính hôn sẽ giúp các gia đình có thể hiểu về gia cảnh, đời sống cũng như họ hàng hai nên gắn kết thêm tình cảm gia đình. Không có một quy định ràng buộc bao lâu thì phải tổ chức lễ cưới sau lễ đính hôn. Thường thấy nhất là lễ đám hơn cách lễ cưới khoảng 1 tháng. Cũng có những khi lễ đính hôn và lễ cưới diễn ra vào hai ngày liên tiếp nhau.
Trường hợp lễ đính hôn cách lễ cưới thật 1 năm hoặc hơn mặc dù hiếm gặp hơn nhưng cũng không phải là không xảy ra. Như vậy, không có một quy định nào về việc đính hôn bao lâu thì cưới, 2 bên gia đình sẽ trao đổi và xác định thời gian phù hợp nhất.
Có bắt buộc thực hiện lễ đính hôn không?
Theo phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt Nam thì lễ đính hôn là nghi lễ không thể thiếu khi tổ chức các nghi lễ cưới hỏi. Tùy theo mỗi vùng miền mà lễ đính hôn có thể thực hiện theo những cách khác nhau nhưng về mặt ý nghĩa thì nó lại giống nhau.
Mặc dù vậy, không có một quy định nào bắt buộc trước khi thực hiện lễ cưới phải thực hiện lễ đính hôn. Ngày nay, sau lễ dạm ngõ và xác định được ngày cưới, người ta có xu hướng thực hiện gộp lễ hỏi (lễ đính hôn) và lễ cưới vào chung 1 ngày để tiết kiệm thời gian và chi phí.
Đính hôn có trao nhẫn cưới không?
Trong phong tục cưới hỏi thì ngoài cặp nhẫn cưới còn có một loại nhẫn khác gọi là nhẫn đính hôn. Trong lễ đính hôn, người ta không trao nhẫn cưới mà trao nhẫn đính hôn. Khác với nhẫn cưới, nhẫn đính hôn thường chỉ có 1 chiếc và được chú rể trao cho cô dâu. Khi cô dâu chấp nhận và đeo chiếc nhẫn đính hôn lên tay thì có nghĩa là cô gái ấy đã đồng ý chấp nhận lời cầu hôn của chàng trai.
Nghi thức lễ đính hôn ở miền Nam
Xem thêm : Nhất tự vi sư bán tự vi sư là gì? Nhiệm vụ của học sinh hiện nay là gì?
Nghi thức lễ đính hôn của người miền Nam mang phong cách phương Tây hiện đại hơn. Sau lễ kết thúc thì các cặp đôi và khách mời còn có nhiều hoạt động vui vẻ tiếp theo. Như ca hát hoặc đại một bữa tiệc tráng lệ.
Lễ đính hôn của người miền Nam thường xa hơn ngày cưới. Lễ sẽ diễn ra ở nhà gái để bà con, hàng xóm biết rằng cô gái ấy chuẩn bị thực hiện một lời hứa khó quên trong cuộc đời.
Lễ đính hôn của người miền Nam cũng có nhiều phần, mở đầu sẽ là tiếp đón quan khách, sau đó là một vài nghi thức đơn giản, xin phép và ra mặt 2 bên gia đình để hợp thức mối quan hệ của cặp đôi chính. Về lễ vật đính hôn thì nhà trai cũng sẽ chuẩn bị đầy đủ các mâm tráp với những món lễ vật tỉ mỉ bên trong.
Trong đính hôn của người miền Nam cũng thường có phần chú rể trao nhẫn cầu hôn giống miền bắc, nhẫn cầu hôn cho cô dâu trước sự hiện diện và chứng kiến của tất cả mọi người.
Về trang phục trong lễ đính hôn, cô dâu và chú rể sẽ mặc đồ truyền thống trong phần nghi thức. Còm lúc ăn tiệc thì có thể mặc đồ như mình muốn.
Kim Ngọc Thủy chúc các bạn có một hôn nhân hạnh phúc!
-> Xem thêm: Của hồi môn là gì? Ý nghĩa của nó như thế nào?
-> Xem thêm: Tiền nát là gì? Và ý nghĩa của tiền nát trong cưới hỏi?
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp