Nhất tự vi sư bán tự vi sư được hiểu là gì? Nhiệm vụ của học sinh hiện nay được quy định như thế nào?
Nhất tự vi sư bán tự vi sư là gì?
Bạn đang xem: Nhất tự vi sư bán tự vi sư là gì? Nhiệm vụ của học sinh hiện nay là gì?
Nhất tự vi sư bán tự vi sư được hiểu như sau:
“Nhất” là “một”
“tự” là “chữ”
“vi” là “là”
“sư” là “thầy”
“bán” là “nửa”
“Nhất tự vi sư” khẳng định giá trị to lớn của người thầy, dù chỉ dạy một chữ cũng được coi như thầy. Người thầy là người truyền đạt kiến thức, dìu dắt ta nên người, đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của mỗi người.
“Bán tự vi sư” lời nhắc nhở sâu sắc về đạo lý thầy trò, về lòng biết ơn đối với thầy cô và được lưu truyền từ đời này sang đời khác mà bất kỳ ai khi ngồi trên ghế nhà trường cũng đều được dạy.
Như vậy, “Nhất tự vi sư bán tự vi sư” là câu tục ngữ thể hiện truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của dân tộc ta cần được gìn giữ và phát huy.
Xem thêm : Các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào cần vương
Lưu ý: Nội dung “Nhất tự vi sư bán tự vi sư” chỉ mang tính chất tham khảo.
Theo đó, cách để học sinh thể hiện lòng biết ơn, kính trọng đối với thầy cô, những người đã góp phần dìu dắt ta nên người thì học sinh cần phải có những nhiệm vụ được pháp luật quy định như sau:
Nhiệm vụ của học sinh hiện nay là gì?
Tại Điều 34 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/020/TT-BGDĐT có quy định về nhiệm vụ của học sinh như sau:
– Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.
– Kính trọng cha mẹ, cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.
– Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
– Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp học, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giúp đỡ gia đình, tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.
– Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.
Tuổi của học sinh THCS, THPT là từ bao nhiêu tuổi?
Xem thêm : Nên gội đầu bằng nước nóng hay nước lạnh sẽ tốt hơn cho tóc?
Tại khoản 1 Điều 28 Luật Giáo dục 2019 có quy định về cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông như sau:
– Các cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông được quy định như sau:
+ Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;
+ Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;
+ Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.
– Trường hợp học sinh được học vượt lớp, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
+ Học sinh học vượt lớp trong trường hợp phát triển sớm về trí tuệ;
+ Học sinh học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh thuộc hộ nghèo, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
…
Như vậy, tuổi của học sinh THCS, THPT là:
Từ 11 tuổi (lớp 6) đến 14 tuổi (lớp 9) đối với học sinh THCS
Từ 15 tuổi (lớp 10) đến 17 tuổi (lớp 12) đối với học sinh THPT.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp