Độ tuổi không có năng lực hành vi dân sự [Chi tiết 2024]

Hiện nay, quá trình trao đổi mua bán hàng hóa ngày càng càng diễn ra sôi động với rất nhiều đối tượng khác nhau, nhưng theo quy định của pháp luật thì một người như thế nào thì mới có các quyền của một công dân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong các giao dịch dân sự và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi của mình. Vậy Độ tuổi không có năng lực hành vi dân sự [Chi tiết 2023]? Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Độ tuổi không có năng lực hành vi dân sự [Chi tiết 2023]
Độ tuổi không có năng lực hành vi dân sự [Chi tiết 2023]

1. Năng lực hành vi dân sự là gì?

Theo quy định của tại Điều 19 của Bộ luật dân sự năm 2015 quy định năng lực hành vi dân sự của cá nhân là các khả năng của một người nhằm xác lập các quan hệ dân sự, các giao dịch dân sự nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình thông qua các hành vi của mình đối với người khác nhằm chuyển dịch các quyền sở hữu, chiếm hữu một cách hợp pháp.

Trừ trường hợp một người không có đủ năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người đó bị khó khăn về nhận thức mà không điều khiển được các hành vi của mình gây ra thì pháp luật dân sự đã quy định mọi người khi đủ 18 tuổi trở lên đều là những người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm với các hành vi do mình xác lập thực hiện.

2. Tuổi không có năng lực hành vi dân sự

Các quy định của pháp luật hiện nay khi phân biệt các mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân sẽ dựa vào khả năng nhận thức của cá nhân đó, khả năng điều khiển hành vi của cá nhân và các hậu quả của các hành vi đó về cơ bản dựa trên yếu tố độ tuổi, ngoài ra, trong một số trường hợp là dựa vào những yếu tố khác của mỗi cá nhân, năng lực hành vi dân sự của cá nhân được chia thành các mức độ khác nhau giữa các cá nhân khác nhau cụ thể như sau:

Mức độ thứ nhất là những người không có năng lực hành vi dân sự

Pháp luật đã quy định rất rõ là người chưa thành niên là những người có độ tuổi dưới 18 và hiện nay các giao dịch dân sự nhất là người không có năng lực hành vi dân sự đối với người chưa đủ sáu tuổi đều do người đại diện xác lập thay người chưa thành niên thực hiện và chịu trách nhiệm trách pháp luật khi có thiệt hại do người chưa thành niên gây ra.

Ví dụ, người từ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không có quyền tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch mang tính chất định đoạt đối với các tài sản có giá trị lớn, nhưng vẫn có quyền tự mình quản lý tài sản của mình và thậm chí tự mình định đoạt những tài sản có giá trị không lớn. Người thuộc giới tính nam đã thành niên mà chưa đủ 20 tuổi không thể kết hôn, nhưng có thể giao kết tất cả các loại hợp đồng dân sự, lập di chúc,…

Mức độ thứ hai là những người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự

Những người từ đủ từ mười tám tuổi trở lên đều là những người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, nếu không thuộc các trường hợp của pháp luật quy định khi có quyết định của tòa án về việc họ bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự mà tự mình không thể thực hiện giao dịch dân sự.

Mức độ thứ ba là những người có năng lực hành vi dân sự một phần

Những người thuộc độ tuổi từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi đã bắt đầu có một phần năng lực hành vi dân sự. Những người này đã có thể bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trong một số trường hợp như việc mua các đồ dùng học tập, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày vở viết, đồ ăn vặt không có giá trị lớn như kẹo bánh, sách vở, bút viết và những giao dịch phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc trong những trường hợp khác do pháp luật quy định thì những người này có thể tự mình xác lập, thực hiện bằng hành vi của mình. Tuy nhiên, trong những trường hợp còn lại, họ chưa được quyền tự mình tham gia. Về cơ bản, hầu hết các giao dịch dân sự của những người này đều phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Mức độ thứ tư là những người mất năng lực hành vi dân sự

Sau khi một người có các dấu hiệu rối loạn về nhận thức và không thể điều khiển các hành vi của mình gây ra có thể ảnh hưởng đến các hành vi, suy nghĩ của cá nhân này có thể gây ra các thiệt hại lớn về tài sản, sức khỏe, tính mạng gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, phát triển kinh tế thì theo yêu cầu của người đại diện hoặc những người có quyền và lợi ích liên quan thì sau khi có kết luận của cơ quan giám định pháp y tâm thần mà trên cơ sở đó thì tòa án sẽ ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự. Sau khi người này bị tòa án tuyên là người đó bị mất năng lực hành vi dân sự thì họ không thể xác lập thực hiện các giao dịch dân sự của mình phải thông qua người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật thực hiện thay.

Nếu những người này đã khôi phục năng lực hành vi dân sự thì có thể yêu cầu tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định trước đó đã tuyên là người đó bị mất năng lực hành vi dân sự khi không còn căn cứ nào nữa để tuyên người đó bị mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.

Mức độ thứ năm là những người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự

Thông thường những người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là những người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự nhưng họ tự hạn chế năng lực hành vi dân sự của mình như là do họ nghiện ma túy đá, thuốc lắc, heroin, nghiện các chất kích thích như rượu, bia…dẫn đến phá tán tài sản của gia đình.

Tòa án sẽ ra quyết định tuyên bố người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự sau khi có đơn yêu cầu tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự của những người có quyền và lợi ích có liên quan, người đại diện hợp pháp của họ đối với những người nghiện các chất ma túy, các chất kích thích không thể làm chủ và điều khiển được hành vi của mình dẫn đến việc gây ra các thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng của người khác do những người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự gây ra.

Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì họ tự hạn chế năng lực hành vi dân sự của mình mà họ không bị mất hết năng lực hành vi dân sự nên họ vẫn có thể tự mình tham gia được một số giao dịch dân sự nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của họ như mua quần áo, mua đồ ăn…

Đa số các giao dịch dân sự do người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập có liên quan đến các tài sản, bất động sản phải thông qua người đại diện theo pháp luật người đó xác lập đồng ý thực hiện trừ các trường hợp mà pháp luật cho phép họ tự thực hiện giao dịch.

Khi những người này đã khôi phục được năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì có thể yêu cầu tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định trước đó đã tuyên là người đó bị hạn chế năng lực hành vi dân sự nếu không còn căn cứ nào nữa để tuyên người đó bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.

Mức độ thứ sáu là những người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

Thông thường những người đã thành niên do tình trạng thể chất như là những người cao tuổi hoặc về mặt tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức và điều khiển để làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức trầm trọng như bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự ví dụ như những người bị mắc rối loạn tâm thần nhẹ, bệnh đao, bệnh tơcnơ…thì sau khi những người đại điện hợp pháp hoặc những người có quyền và lợi ích liên quan yêu cầu đưa những người này đi giám định pháp y tâm thần đưa ra tòa án để ra quyết định tuyên bố những người này là người có khó khăn trong nhận thức không, làm chủ được hành vi và xác định, chỉ định và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người giám hộ để xác lập các giao dịch dân sự có liên quan đến những người này.

Những người sau khi bị tòa án tuyên bố họ là những người có khó khăn về nhận thức, làm chủ hành vi của mình thì theo yêu cầu của chính họ hoặc những người có liên quan có quyền yêu cầu tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật.

Việc pháp luật quy định về năng lực hành vi dân sự sẽ giúp những cơ quan, tổ chức, xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của những người mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm trước những hành vi của họ gây ra. Vì vậy, sẽ tránh được những hậu quả pháp lý bất lợi cho các cá nhân có liên quan đến những người bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của các bên có liên quan.

Trên đây là Độ tuổi không có năng lực hành vi dân sự [Chi tiết 2023] mà ACC muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Hi vọng bài viết sẽ hỗ trợ và giúp ích cho quý bạn đọc về vấn đề này!