Người chưa thành niên là người bao nhiêu tuổi?
Người chưa thành niên là người có độ tuổi chưa đến 18 tuổi. Định nghĩa này được nêu tại khoản 1 Điều 21 Bộ luật Dân sự đang có hiệu lực năm 2015.
Hiện nay, có nhiều hiểu lầm cho rằng người chưa thành niên là trẻ em bởi theo Điều 1 Luật Trẻ em, trẻ em là người có độ tuổi dưới 16.
Bạn đang xem: Năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên là gì?
Tuy nhiên, từ hai định nghĩa trên, có thể thấy, trẻ em là người chưa thành niên nhưng người chưa thành niên có thể không phải là trẻ em. Bởi người có độ tuổi từ 16 đến chưa đủ 18 tuổi được coi là người chưa thành niên nhưng không phải là trẻ em.
Như vậy, hiện nay, pháp luật không có định nghĩa cụ thể về người chưa thành niên nhưng có đưa ra tiêu chí để gọi người chưa thành niên là gì. Theo đó, người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi. Từ đủ 18 tuổi trở lên sẽ được coi là người thành niên.
Năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên là gì?
Cá nhân nếu bằng khả năng của mình thực hiện các hành vi xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự thì được coi là có năng lực hành vi dân sự. Theo đó, năng lực hành vi dân sự được chia thành:
– Năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
– Mất năng lực hành vi dân sự.
– Có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Xem thêm : Chuối hột chữa sỏi thận
– Hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Về năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên, Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc thực hiện các giao dịch dân sự sẽ chia thành ba giai đoạn độ tuổi gồm chưa đủ 06 tuổi; từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi và từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi như sau:
– Người chưa đủ 06 tuổi: Giao dịch dân sự của đối tượng này sẽ do người đại diện theo pháp luật của họ xác lập, thực hiện.
– Người từ đủ 06 tuổi – chưa đủ 15 tuổi: Giao dịch dân sự của đối tượng này phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý trừ các giao dịch liên quan và phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày phù hợp với lứa tuổi của người chưa đủ 06 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi.
– Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi trở lên: Đối tượng này được tự mình thực hiện, xác lập giao dịch dân sự nhưng các giao dịch dân sự liên quan đến động sản phải đăng ký hoặc bất động sản hoặc các giao dịch khác phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý (theo quy định của pháp luật).
Trong đó, đại diện theo pháp luật của cá nhân được quy định tại Điều 136 Bộ luật Dân sự gồm:
– Với con chưa thành niên: Cha mẹ.
– Với người được giám hộ: Người giám hộ. Riêng người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành thì thì người giám hộ là người đại diện theo pháp luật nếu được Toà án chỉ định.
– Không xác định được người đại diện trong trường hợp không xác định được cha, mẹ của người chưa thành niên hoặc người giám hộ với người được giám hộ: Toà án chỉ định.
– Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự: Người do Toà án chỉ định.
Như vậy, về việc thực hiện giao dịch của người chưa thành niên, sẽ phải nhận được sự đồng ý từ cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật (trong trường hợp Toà án chỉ định) với:
– Giao dịch liên quan đến bất động sản, động sản… của người chưa thành niên có độ tuổi từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi.
– Giao dịch dân sự trừ giao dịch phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày phù hợp với lứa tuổi của người từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi.
– Mọi giao dịch của người chưa thành niên có độ tuổi dưới 06 tuổi.
Trên đây là giải đáp chi tiết về năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên. Nếu còn vướng mắc bất cứ vấn đề gì liên quan đến nội dung của bài viết, độc giả có thể liên hệ 19006192 để được chuyên gia pháp lý của LuatVietnam giải đáp chi tiết.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp