Thanh niên là người bao nhiêu tuổi? Quy định về đối thoại với thanh niên

Thanh niên là người bao nhiêu tuổi? Quy định về đối thoại với thanh niên

Thanh niên là người bao nhiêu tuổi? Quy định về đối thoại với thanh niên (Hình từ internet)

1. Thanh niên là người bao nhiêu tuổi?

Theo Điều 1 Luật Thanh niên 2020, thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi.

2. Quy định về đối thoại với thanh niên

2.1. Nguyên tắc đối thoại với thanh niên

– Thực hiện đúng chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong tổ chức thực hiện đối thoại với thanh niên,

– Tôn trọng, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của thanh niên.

– Bảo đảm công khai, minh bạch, kịp thời, đúng quy định pháp luật.

2.2. Trách nhiệm tổ chức đối thoại với thanh niên

– Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức đối thoại với thanh niên ít nhất mỗi năm một lần.

– Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân có trách nhiệm đối thoại với thanh niên theo yêu cầu của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam và các tổ chức khác của thanh niên được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

2.3. Hình thức đối thoại với thanh niên

Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định quyết định tổ chức đối thoại với thanh niên theo các hình thức đối thoại trực tiếp hoặc trực tuyến.

2.4. Nội dung đối thoại với thanh niên

– Việc thực hiện cơ chế, chính sách và các quy định của pháp luật đối với thanh niên.

– Hoạt động của các cơ quan, tổ chức liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên.

– Những nội dung thuộc thẩm quyền hoặc trách nhiệm báo cáo với cơ quan có thẩm quyền giải quyết các kiến nghị của thanh niên.

– Vai trò, trách nhiệm của thanh niên trong học tập, lao động, rèn luyện, tham gia phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

– Những kiến nghị, đề xuất khác của thanh niên.

2.5. Nội dung kế hoạch, chương trình đối thoại

– Kế hoạch đối thoại với thanh niên phải đảm bảo nội dung sau:

+ Mục đích, yêu cầu: Tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của thanh niên về xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật; cung cấp, phổ biến chính sách, pháp luật đối với thanh niên; giải đáp vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của thanh niên trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước đối với thanh niên;

+ Thời gian:

Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức đối thoại với thanh niên vào tháng 3 hằng năm. Trường hợp không thể tổ chức trong tháng 3 thì tổ chức đối thoại vào thời gian phù hợp, nhưng phải đảm bảo ít nhất 1 năm 1 lần;

Trường hợp đối thoại theo yêu cầu của tổ chức Đoàn thanh niên quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 13/2021/NĐ-CP thì trong vòng 45 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân có trách nhiệm xem xét tổ chức đối thoại với thanh niên.

+ Địa điểm: Cơ quan, tổ chức, đơn vị lựa chọn địa điểm và chuẩn bị các điều kiện thuận lợi, phù hợp với hình thức đối thoại để thanh niên tham gia đối thoại;

+ Nội dung: Cơ quan, tổ chức, đơn vị phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cùng cấp và các tổ chức khác của thanh niên lựa chọn nội dung đối thoại quy định tại Điều 7 Nghị định 13/2021/NĐ-CP;

+ Thành phần tham gia:

Chủ trì: Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp chủ trì đối thoại định kỳ; Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chủ trì đối thoại theo yêu cầu của tổ chức thanh niên;

Thành phần tham gia đối thoại gồm: Đại diện Lãnh đạo Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cùng cấp; Đại diện các cơ quan chuyên môn của cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức đối thoại; Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về thanh niên các cấp; Đại diện thanh niên do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cùng cấp giới thiệu; Đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.

+ Tổ chức thực hiện: Cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức đối thoại phân công nhiệm vụ thực hiện nội dung kế hoạch.

– Chương trình gồm các nội dung sau: Thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc; nội dung chương trình; phân công thực hiện.

(Chương II Nghị định 13/2021/NĐ-CP)

Diễm My

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY