Thực hiện đường lối đổi mới, kinh tế khu vực ngoài quốc doanh nói chung, nhất là khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã phát triển vượt bậc. Thực tiễn đã khẳng định những đóng góp của khu vực này trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Cùng với sự gia tăng về số lượng và các ngành nghề kinh doanh phong phú đa dạng của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh như: thương nghiệp, dịch vụ, sản xuất… đã đem lại số thu cho ngân sách nhà nước hàng năm ngày càng chiếm tỷ trọng lớn. Sự phát triển của khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã mở mang ra nhiều ngành nghề, thúc đẩy lưu thông hàng hóa. Đã xuất hiện nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động hiệu quả, tạo được chỗ đứng trên thị trường. Sản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú, được người tiêu dùng trong nước và ngoài nước ưa chuộng. Một số DN đã tạo thêm mặt hàng mới, thị trường mới, sản phẩm đã có sức cạnh tranh.
Bạn đang xem: Doanh nghiệp ngoài nhà nước là gì? Quy định về doanh nghiệp ngoài quốc doanh?
Mặt khác doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn có vai trò lớn trong việc ổn định nền kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong giai đoạn 2001-2005, bình quân cả nước tạo việc làm mới cho người lao động được khoảng 1,5 triệu việc làm/năm. Trong đó, khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh có đóng góp đáng kể, khoảng 0,3 triệu việc làm/năm. Nhiều đối tượng lao động như: người đến tuổi lao động cần việc làm; lao động dôi dư từ các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước do tinh giảm biên chế, giải thể, chuyển đổi, phá sản; lao động nông nhàn trong nông nghiệp do chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển sang làm việc trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Xem thêm : Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta là? Tìm hiểu triều đại nhà Lý
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn có khả năng thu hút vốn trong xã hội nhanh, hiệu quả đầu tư vốn cao tạo ra khối lượng sản phẩm lớn cho xã hội, góp phần tích tụ tập trung tư bản tạo điều kiện để tái sản xuất làm tăng nhanh nguồn thu cho ngân sách nhà nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
2. Đặc điểm của doanh nghiệp ngoài nhà nước:
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh xét dưới giác độ sở hữu bao gồm tất cả các đơn vị hay tổ chức kinh tế thuộc sở hữu của một người hay một nhóm người. Quyền sở hữu này được xác định dựa trên quá trình huy động hình thành nên nguồn vốn hoạt động cho đơn vị kinh tế đó và được pháp luật thừa nhận. Điều này khác cơ bản với các doanh nghiệp quốc doanh, hay doanh nghiệp nhà nước (DNNN), khi mà nguồn vốn hình thành nên các doanh nghiệp nhà nước được ngân sách nhà nước cấp, nghĩa là từ sự đóng góp của toàn dân(nguồn thu từ thuế).
Tuy nhiên, Doanh nghiệp ngoài quốc doanh không bao gồm tất cả các doanh nghiệp không thuộc sở hữu nhà nước. Trong nền kinh tế mở, các quốc gia có sự thông thương nhất định, các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh được thành lập, nhưng rõ ràng là không nên xếp chúng vào Doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Xem thêm : Bà Bầu Bị Sốt Uống Oresol Có Được Không?
– Thứ nhất, vì chúng không có tính đồng nhất về mặt sở hữu, một doanh nghiệp liên doanh có thể là sự liên doanh giữa hai công dân thuộc hai nước khác nhau, liên doanh giữa hai tổ chức hay liên doanh giữa hai chính phủ, còn doanh nghiệp nước ngoài thì càng không thể khẳng định nó thuộc sở hữu nhà nước hay tư nhân.
– Thứ hai, tính chất hoạt động và các ảnh hưởng của doanh nghiệp nước ngoài khác so với các doanh nghiệp trong nước, chúng vận hành theo một bộ luật riêng thường là luật đầu tư nước ngoài và ảnh hưởng lên một số khía cạnh đặc thù trong nền kinh tế như cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối, tài trợ xuất nhập khẩu v.v
Vì vậy, ở đây chúng ta không xếp các doanh nghiệp nước ngoài như một bộ phận của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp