Đổi thẻ CCCD gắn chip có phải sửa thông tin hộ chiếu không?

Hiện nay, Nhà nước đang tiến hành đồng bộ hóa mọi thông tin của người dân lên cổng thông tin chính phủ quốc gia. Liên quan đến vấn đề này, có rất nhiều câu hỏi thắc mắc. Một trong số đó là việc đổi thẻ căn cước công dân gắn chip có phải sửa thông tin hộ chiếu không? Dưới đây là bài phân tích làm rõ vấn đề này.

Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568

1. Các vấn đề liên quan đến hộ chiếu:

– Theo Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 (Luật Xuất nhập cảnh), hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân. Hộ chiếu được hiểu là một giấy thông hành, thường do chính phủ của một quốc gia cấp cho công dân của quốc gia đó, xác nhận danh tính và quốc tịch của người giữ hộ chiếu chủ yếu cho mục đích đi lại quốc tế. Hộ chiếu tiêu chuẩn có thể chứa thông tin như tên, nơi ở và ngày sinh, ảnh, chữ ký và các thông tin nhận dạng có liên quan khác của người sở hữu hộ chiếu. Trên hộ chiếu gồm các thông tin như: ảnh chân dung; họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; ký hiệu, số giấy tờ xuất nhập cảnh; ngày, tháng, năm cấp, cơ quan cấp; ngày, tháng, năm hết hạn; số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân; chức vụ, chức danh đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ phù hợp với yêu cầu đối ngoại.

– Theo quy định của luật xuất nhập cảnh, hộ chiếu Việt Nam chỉ cấp cho công dân Việt Nam. Khi xuất cảnh, nhập cảnh, công dân Việt Nam phải xuất trình hộ chiếu hoặc giấy thông hành với lực lượng kiểm soát xuất nhập cảnh của Việt Nam tại cửa khẩu. Người có hộ chiếu được phép xuất, nhập cảnh, quá cảnh khi có thị thực xuất, nhập cảnh, quá cảnh của nước mình hoặc nhà nước hữu quan.

– Về phân loại, hộ chiếu gồm 3 loại, gồm:

+ Hộ chiếu ngoại giao, trang bìa màu nâu đỏ : Loại hộ chiếu này thường được cấp cho quan chức cấp cao của Nhà nước được quy định tại Điều 8 Luật Xuất nhập cảnh; được cơ quan, người có thẩm quyền cử hoặc cho phép ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ công tác. Những người sở hữu hộ chiếu này thường là cán bộ, quan chức cấp cao của Nhà nước. Họ sử dụng hộ chiếu này để thực hiện nhiệm vụ công tác theo sự phân công của cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền.

+ Hộ chiếu công vụ, trang bìa màu xanh lá cây đậm: Hộ chiếu này được cấp cho đối tượng như cán bộ, công chức, viên chức, Công an, Quân đội ( thuộc Điều 9 Luật Xuất nhập cảnh)… được cơ quan, người có thẩm quyền cử hoặc cho phép ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ công tác. Những đối tượng này đều là cán bộ Nhà nước, ra nước vì nhiệm vụ được giao. Do đó, họ mới được cấp hộ chiếu công vụ.

+ Hộ chiếu phổ thông, trang bìa màu xanh tím: Cấp cho công dân Việt Nam. Với hộ chiếu này, mọi công dân Việt Nam đều được cấp nếu họ có nhu cầu xuất nhập cảnh. Đi du lịch, du học, xuất khẩu lao động…người dân đều được cấp hộ chiếu phổ thông này.

– Hộ chiếu được xem là văn bản thông hành, giúp việc xuất nhập khẩu của công dân được hợp thức hóa về mặt pháp luật. Nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quản lý công dân của cơ quan Nhà nước, cụ thể như sau:

+ Thứ nhất, việc yêu cầu hộ chiếu khi có nhu cầu xuất nhập cảnh giúp cơ quan hải quan (đại diện cho Nhà nước) quản lý được việc xuất nhập cảnh của người dân. Thực tế, có rất nhiều trường hợp phạm tội, lẩn trốn ra nước ngoài để trốn tránh trách nhiệm về hành vi của mình. Nếu cơ quan hải quan và Nhà nước không quản lý dân cư xuất nhập cảnh bằng hộ chiếu, thì sẽ để xảy ra tình trạng bỏ lọt tội phạm, làm bất ổn an ninh quốc gia khi cảnh phần tử xấu tự do di chuyển ra vào địa phận nước mình.

+ Thứ hai, việc yêu cầu hộ chiếu khi xuất nhập cảnh, giúp Nhà nước giám sát, quản lý được việc công dân của mình đi đâu, trong thời gian bao lâu, từ đó đưa ra những biện pháp xử lý kịp thời nếu có trường hợp xấu xảy ra.

2. Đổi thẻ CCCD gắn chip có phải sửa thông tin hộ chiếu không?

2.1. Căn cước công dân gắn chip:

– Căn cước công dân có gắn chip là căn cước công dân nhưng được gắn thêm một mã QR nằm ở góc trên mặt trước của thẻ và con chip ở mặt sau thẻ. Hai thành phần này giúp thẻ căn cước công dân có thể tích hợp thêm các thông tin cá nhân như: hộ khẩu, bảo hiểm, bằng lái xe, số chứng minh nhân dân cũ…; mã hóa các dữ liệu cá nhân cơ bản như họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, đặc điểm nhận dạng. Có thể thấy, căn cước công dân có gắn chip chính là thẻ căn cước công dân phiên bản tối ưu hơn, hiện đại hơn với nhiều tiện ích vượt trội hơn, tạo điều kiện thuận tiện cho công dân thực hiện các giao dịch hành chính, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý của Chính phủ. Căn cước công dân gắn chip là sản phẩm của khoa học công nghệ. Theo đó, Nhà nước đã áp dụng đồng bộ hóa thông tin của mọi cá nhân lên cổng thông tin chính phủ quốc gia thông qua việc tạo vạch chip trên căn cước công dân. Nhờ vào mã chip này, Nhà nước nắm bắt được mọi thông tin của các cá nhân, đồng thời, dễ dàng truy tìm ra thông tin của công dân trong các trường bắt buộc.

– Hiện nay, xã hội đang bước vào thời kỳ phát triển với sự bùng nổ của khoa học công nghệ. Vậy nên, mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội đều áp dụng công nghệ. Công nghệ khoa học kỹ thuật hiện đại giúp hoạt động sống, sinh hoạt của người dân, cùng quá trình quản lý Nhà nước của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền được dễ dàng và đạt kết quả cao hơn. Trước kia, việc quản lý hoạt động dân cư của cơ quan Nhà nước chứa đựng rất nhiều khó khăn. Bởi, mọi thông tin của người dân dù đã được lưu trữ trên hệ thống thông tin chính phủ, song, nó chưa thực sự đầy đủ. Trong nhiều trường hợp cần thiết, khi cần đến thông tin cá nhân của bất kỳ công dân nào, cán bộ chức năng có thẩm quyền phải yêu cầu các đối tượng đó xuất trình đủ loại giấy tờ. Các giấy tờ thủ công này có thể bị làm giả, sai sót…điều này ảnh hưởng đến việc tiếp cận và khai thác thông tin cá nhân công dân của cán bộ chức năng. Chính vì những lý do đó, Nhà nước đã tiến hành đồng bộ hóa mọi thông tin của người dân lên cổng thông tin chính phủ quốc gia; giám sát, quản lý hoạt động của công dân bằng hệ thống dữ liệu gắn chíp. Ở đây chính là căn cước công dân gắn chip.

– Có thể thấy, căn cước công dân gắn chip mang đến những mặt tích cực cho công tác quản lý Nhà nước của cơ quan Nhà nước, cũng như hoạt động sống của người dân:

+ Nó giúp hoạt động quản lý xã hội, dân cư của cơ quan Nhà nước được thuận lợi hơn. Mọi thông tin của người dân đều nằm dưới sự quản lý, giám sát của Nhà nước. Điều này tạo điều kiện đến mức tối đa cho công tác quản lý dân cư, trật tự an toàn xã hội, hành vi vi phạm pháp luật (nếu có) của người dân ở từng địa phương. Căn cước công dân gắn chip chính là cơ sở thuận lợi, giúp Nhà nước không bỏ lọt tội phạm, bảo vệ quyền sống, lợi ích sống của công dân một cách toàn diện và triệt để nhất.

+ Căn cước công dân gắn chip giúp người dân giảm thiểu đến mức tối đa những loại giấy tờ, thủ tục khi tiến hành di chuyển từ địa phương này sang địa phương khác, hay hoạt động, làm việc trong các môi trường nhất định. Nếu trước kia, trước khi đi khỏi nơi cư trú để đến địa điểm khác, hay khi tiến hành thực hiện các thủ tục hành chính, công dân phải cung cấp đủ mọi giấy tờ, thì hiện nay, công dân chỉ cần mang căn cước công dân gắn chip theo là hoàn toàn có thể thay thế cho các loại giấy tờ tùy thân trước đó: Căn cước công dân, sổ hộ khẩu…Điều này tạo nên sự thuận lợi và dễ dàng trong quá trình sinh sống, làm việc và di chuyển của người dân.

2.2. Đổi thẻ CCCD gắn chip có phải sửa thông tin hộ chiếu không?

– Căn cước công dân được xem là loại giấy tờ tùy thân quan trọng nhất của mỗi cá nhân. Ở bất kỳ loại giấy tờ nào liên quan đến lý lịch, thông tin của công dân để phục vụ cho công tác hành chính hay hoạt động có liên quan khác, các giấy tờ buộc phải cung cấp số căn cước công dân. Đây là yêu cầu bắt buộc, phục vụ cho công tác quản lý của cơ quan Nhà nước.

– Hộ chiếu là giấy thông hành của công dân, phục vụ cho việc di chuyển, xuất nhập cảnh của công dân. Do đó, khi công dân tiến hành thay đổi bất kỳ một thông tin cá nhân nào, họ cũng cần phải sửa thông tin trên hộ chiếu sao cho trùng khớp, thống nhất với thông tin trên các giấy tờ khác. Với căn cước công dân cũng tương tự. Khi công dân đổi sang thẻ căn cước công dân gắn chip, thì tùy vào trường hợp cụ thể, họ sẽ phải sửa thông tin trên hộ chiếu.

+ Nếu người dân đổi từ chứng minh nhân dân (tức gồm có 9 số) sang thẻ căn cước công dân gắn chip, thì cần phải sửa thông tin trên hộ chiếu. Bởi việc đổi hai loại giấy tờ này đã làm thay đổi số. Nếu không sửa thông tin trên hộ chiếu, thì giữa căn cước công dân gắn chip và hộ chiếu không trùng khớp số ký hiệu với nhau. Điều này khiến công dân không thực hiện được việc xuất nhập cảnh.

+ Nếu người dân đổi từ căn cước công dân thường sang căn cước công dân gắn chip thì không cần thay đổi thông tin trên hộ chiếu. Bởi trên thực tế, số căn cước công dân không hề thay đổi. Tức giữa văn cước công dân và hộ chiếu trùng khớp thông tin với nhau.

Như vậy, qua những phân tích trên có thể thấy, với việc đổi từ chứng minh nhân dân sang thẻ căn cước công dân gắn chip thì công dân sẽ phải sửa đổi thông tin trên hộ chiếu.