Bạn băn khoăn không biết mức phạt lỗi đội mũ bảo hiểm không đạt chuẩn là bao nhiêu? Bạn thắc mắc như thế nào là mũ bảo hiểm đạt chuẩn? Mời bạn theo dõi bài viết sau đây của Luật Quang Huy để được giải đáp.
1. Thế nào là mũ bảo hiểm đạt chuẩn?
Theo quy định tại Công văn quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, mũ bảo hiểm đạt chuẩn được quy định như sau:
Bạn đang xem: Lỗi đội mũ bảo hiểm không đạt chuẩn có bị xử phạt không?
1.1. Trước ngày 01/01/2024
Căn cứ mục 2 QCVN 2:2008/BKHCN, mũ bảo hiểm đạt chuẩn cho người đi mô tô, xe máy là mũ có đầy đủ các đặc tính kỹ thuật như sau:
Mũ phải có đầy đủ 03 bộ phận: Mũ đạt tiêu chuẩn phải có 03 bộ phận bao gồm: vỏ mũ; đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ) và quai đeo.
Mũ bảo hiểm đạt chuẩn phải có kiểu dáng đáp ứng các yêu cầu như sau:
- Kiểu dáng theo một trong các loại sau:
- Mũ che nửa đầu: Mũ có kết cấu bảo vệ phần đầu phía trên của người đội mũ;
- Mũ che cả đầu và tai: Mũ có kết cấu bảo vệ phần phía trên của đầu, vùng chẩm và vùng tai của người đội mũ;
- Mũ che cả đầu, tai và hàm: Mũ có kết cấu bảo vệ phần phía trên của đầu, vùng chẩm, vùng tai và cằm của người đội mũ;
- Các loại mũ có thể có kính che hoặc không có kính che.
- Nếu có lưỡi trai mềm gắn liền với vỏ mũ hoặc lưỡi trai rời tháo lắp được thì mũ phải đáp ứng yêu cầu như sau:
- Độ dài của lưỡi trai tính từ điểm kết nối với vỏ mũ đến điểm xa nhất của lưỡi trai ≤ 70mm;
- Góc nghiêng của lưỡi trai không được làm ảnh hưởng đến góc nhìn.
- Nếu có lưỡi trai cứng gắn liền với vỏ mũ thì mũ phải đáp ứng yêu cầu như sau:
- Độ dài của lưỡi trai cứng tính từ điểm kết nối với vỏ mũ đến điểm xa nhất của lưỡi trai ≤ 50mm;
- Góc nghiêng của lưỡi trai không được làm ảnh hưởng đến góc nhìn.
- Nếu có vành cứng xung quanh thì không được nhô quá 20mm.
Mũ bảo hiểm đạt chuẩn là mũ đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy phù hợp QCVN 2:2008/BKHCN; được gắn dấu hợp quy CR, ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật. Theo đó, nhãn hàng hóa của mũ phải được ghi một cách rõ ràng, bền vững (không phai mờ) trên bề mặt trong hoặc ngoài mũ. Nhãn của mũ phải bao gồm các thông tin sau:
- Tên sản phẩm: Phải có cụm từ “Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy”;
- Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất (đối với mũ sản xuất trong nước)/ Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu và phân phối (đối với mũ nhập khẩu);
- Xuất xứ hàng hóa (đối với mũ nhập khẩu);
- Cỡ mũ;
- Tháng, năm sản xuất.
1.2. Từ ngày 01/01/2024
Xem thêm : Nên nhổ râu hay cạo râu?
Theo QCVN 2:2021/QCVN, mũ bảo hiểm dùng cho người đi mô tô, xe máy, xe đạp điện, xe máy điện và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông có mục đích chính là hấp thụ năng lượng va đập để bảo vệ vùng đầu của người đội nhằm giảm thiểu chấn thương khi bị va đập.
Về cơ bản, các quy chuẩn kỹ thuật đối với mũ bảo hiểm vẫn được kế thừa từ QCVN 2:2008/QCVN và chủ yếu được dẫn chiếu từ TCVN 5756:2017. Trong đó, có một số điểm đáng chú ý như sau:
Mũ phải bao gồm 04 (thay vì 03) bộ phận chính bao gồm:
- Vỏ mũ là phần vỏ cứng bên ngoài, có tác dụng ngăn chặn các va đập trực tiếp vào đầu người đội;
- Đệm hấp thụ xung động bên trong thân mũ (đệm bảo vệ) có tác dụng giảm chấn động tới đầu người đội mũ;
- Quai đeo để cố định mũ;
- Lớp vải lót bên trong để đảm bảo dễ chịu cho người sử dụng.
- Các phụ kiện như kính bảo vệ, lưỡi trai, lót cằm,… không bắt buộc.
Mũ được chia thành 04 (thay vì 03) loại, bao gồm:
- Mũ che nửa đầu: mũ có kết cấu bảo vệ phần đầu phía trên của người đội mũ;
- Mũ che ba phần tư đầu: mũ có kết cấu bảo vệ phần đầu phía trên và một phần đầu phía sau của người đội mũ;
- Mũ che cả đầu và tai: mũ có kết cấu bảo vệ phần phía trên của đầu và vùng tai của người đội mũ;
- Mũ che cả đầu, tai và hàm: mũ có kết cấu bảo vệ phần phía trên của đầu, vùng tai và cằm của người đội mũ.
Dấu hợp quy CR phải đảm bảo các nội dung bắt buộc gồm:
- Tên hàng hóa: “Mũ bảo hiểm dùng cho người đi mô tô, xe máy”;
- Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
- Xuất xứ hàng hóa;
- Cỡ mũ: Chu vi vòng đầu;
- Tháng, năm sản xuất;
- Kiểu mũ;
- Định lượng: Khối lượng mũ và dung sai khối lượng;
- Hướng dẫn sử dụng (nội dung hướng dẫn cụ thể về cách sử dụng mũ được ghi trực tiếp trên mũ hoặc in trên chất liệu không thấm nước gắn trên mũ hoặc trong bản hướng dẫn sử dụng kèm theo);
- Thông tin cảnh báo (nếu có).
Lưu ý:
- Đối với mũ nhập khẩu: Nếu trên nhãn chưa thể hiện/ chưa đủ nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc tương ứng được dịch từ nhãn gốc của mũ sang tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc còn thiếu theo quy định nêu trên, tên và địa chỉ của cơ sở nhập khẩu mũ.
- Nhãn gốc của mũ phải được giữ nguyên. Ngoài ra, dấu hợp quy CR phải được thể hiện một cách rõ ràng, dễ nhận biết, được in trực tiếp trên mũ hoặc in trên chất liệu không thấm nước gắn trên mũ và phải rõ ràng, không bị bong, rách, mờ trong quá trình vận chuyển và sử dụng.
2. Lỗi đội mũ bảo hiểm không đạt chuẩn có bị phạt không?
Theo quy định, việc đội mũ bảo hiểm không đạt chuẩn khi tham gia giao thông sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định số 123/2021/NĐ-CP. Ngoài ra, hành vi này còn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sự an toàn của người đội khi xảy ra va chạm. Cụ thể mức phạt lỗi đội mũ bảo hiểm không đạt chuẩn là bao nhiêu, chúng tôi sẽ giải đáp ở nội dung tiếp theo.
3. Mức phạt lỗi đội mũ bảo hiểm không đạt chuẩn
Cụ thể, điểm b khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP bổ sung thêm hành vi bị phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng:
- Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;
- Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
Như vậy, người điều khiển xe máy, xe mô tô hoặc ngồi trên xe máy, xe mô tô tham gia giao thông mà đội mũ bảo hiểm không đạt chuẩn sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng.
4. Cơ sở pháp lý
- Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021;
- Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017;
- Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt;
- Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về vấn đề lỗi đội mũ bảo hiểm không đạt chuẩn. Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất, mời quý khách hàng liên hệ tới Tổng đài tư vấn về Luật giao thông trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để nhận tư vấn thêm về vấn đề mà quý khách hàng đang gặp phải.
Trân trọng./.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp