Trong một thời đại 4.0, khi mà công nghệ số chi phối và chiếm lĩnh mọi hoạt động trong đời sống. Thế nhưng đi cùng với đó là vấn nạn nhức nhối “an ninh mạng” đang trở nên nóng hơn bao giờ hết. Khi những cuộc tấn công của hacker vào hệ thống mạng ngày một gia tăng, điều này gây ảnh hưởng rất nhiều đến các doanh nghiệp không những ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về tấn công mạng là gì? Những đối tượng phổ biến nhất của các cuộc tấn công mạng? Cách thức đối phó với vấn đề này ra sao?
1. Tấn công mạng là gì?
Tấn công mạng (cyber attack) hoặc “tấn công không gian mạng“ là hành động xâm nhập bất hợp pháp vào hệ thống mạng hạ tầng mạng máy tính, cơ sở dữ liệu, website, thiết bị của bất kỳ tổ chức/cá nhân nàothông qua mạng internet với những mục đích gây hại. Ngày nay, thuật ngữ này hầu như chỉ được sử dụng để mô tả về các vấn đề bảo mật thông tin.
Bạn đang xem: Đối tượng phổ biến nhất của các cuộc tấn công mạng
Đồng thời cũng có các động cơ tấn công mạng khác bao gồm gián điệp, do thám,… để đạt được lợi ích cá nhân không chính đáng, không công bằng trước các đối thủ cạnh tranh và thách thức đánh cắp sở hữu trí tuệ.
2. Mục tiêu nhắm đến của những cuộc tấn công mạng là gì?
Mục tiêu của một cuộc tấn công mạng rất đa dạng, nhưng chung quy đều gây ảnh xấu đến đối tượng bị tác động. Mục tiêu đó có thể là vi phạm dữ liệu bằng việc đánh cắp, thay đổi, mã hóa, phá hủy dữ liệu trên hệ thống, gây gián đoạn, cản trở hoạt động hoặc lợi dụng tài nguyên có sẵn để truyền tải thông tin quảng cáo độc hại,… Những cuộc tấn công mạng hướng tới những mục tiêu sau đây:
- Dữ liệu tài chính kinh doanh
- Danh sách khách hàng
- Dữ liệu tài chính khách hàng
- Cơ sở dữ liệu khách hàng, bao gồm thông tin nhận dạng cá nhân (PII)
- Địa chỉ email và thông tin đăng nhập
- Sở hữu trí tuệ, như bí mật thương mại hoặc thiết kế sản phẩm, dự án,
- Truy cập cơ sở hạ tầng CNTT
- Dịch vụ công nghệ thông tin, sổ cái tài chính
- Dữ liệu cá nhân nhạy cảm.
3. Đối tượng phổ biến nhất của các cuộc tấn công mạng
Nạn nhân của các cuộc tấn công mạng nhiều vô số kể, bất kỳ ai cũng có thể rơi vào bẫy này. Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy đối tượng tiếp cận của cuộc tấn công mạng thường là cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức chính phủ hoặc phi chính phủ, cơ quan nhà nước, thậm chí đối tượng bị tấn công cũng có thể là cả một quốc gia. Tuy nhiên, đối tượng phổ biến nhất của các cuộc tấn công mạng là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh. Bởi do mục tiêu chính của những kẻ tấn công là vì mục đích xấu. Tấn công mạng thật đáng sợ, nó không chừa một ai. Cũng có thể bạn và doanh nghiệp của bạn đang bị hacker “nhìn trúng” đấy.
4. Các hình thức tấn công mạng phổ biến hiện nay
Tấn công bằng phần mềm độc hại (Malware attack)
Xem thêm : Trứng vịt lộn kỵ với cái gì?
Với phương thức này tin tặc sẽ tấn công người dùng thông qua các lỗ hổng bảo mật hay dụ dỗ người dùng click vào một đường link hoặc email (phishing) để phần mềm độc hại tự động cài đặt vào máy tính.
Tấn công cơ sở dữ liệu (SQL injection)
Các cuộc tấn công SQL injection xuất phát từ các lỗ hổng của website, đôi khi tin tặc có thể tấn công chỉ bằng cách chèn một đoạn mã độc vào thanh công cụ “Tìm kiếm” là đã có thể tấn công website. Lúc này, hacker “tiêm” một đoạn code độc hại vào server sử dụng ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc (SQL), máy chủ của bạn sẽ rơi vào trạng thái bị tê liệt.
Khai thác lỗ hổng Zero-day (Zero day attack)
Lỗ hổng Zero-day (0-day vulnerabilities) là các lỗ hổng bảo mật chưa được công bố, việc khai thác những lỗ hổng này vô cùng nguy hiểm và khó lường, có thể gây hậu quả nặng nề lên người dùng và cho chính nhà phát hành sản phẩm.
Tấn công giả mạo (Phishing attack)
Xem thêm : Tra cứu lương giám sát công trình
Phishing là hình thức tin tặc sẽ giả mạo thành một đơn vị/ cá nhân uy tín để chiếm lòng tin của người dùng, thông thường sẽ được thực hiện qua email.
Tấn công trung gian (Man-in-the-middle attack)
Được thực hiện khi kẻ tấn công xâm nhập vào một giao dịch/sự giao tiếp giữa 2 đối tượng và thông qua hình thức nghe lén để đánh cắp dữ liệu của giao dịch đó.
5. Những giải pháp chống tấn công mạng
Đối với cá nhân
- Tăng cường bảo vệ mật khẩu cá nhân bằng cách: đặt mật khẩu phức tạp, bật tính năng bảo mật 2 lớp – xác nhận qua điện thoại,…
- Hạn chế truy cập vào các điểm wifi công cộng, điểm truy cập lạ.
- Cẩn trọng khi duyệt email, kiểm tra kỹ tên người gửi để phòng tránh lừa đảo.
- Tuyệt đối không tải các file hoặc nhấp vào đường link không rõ nguồn gốc.
- Không sử dụng phần mềm crack.
- Hạn chế sử dụng các thiết bị ngoại vi (USB, ổ cứng) dùng chung.
- Sử dụng một phần mềm diệt Virus uy tín.
Đối với tổ chức, doanh nghiệp
- Xây dựng chính sách bảo mật với các điều khoản rõ ràng, minh bạch
- Đầu tư vào các công cụ phát hiện mối đe dọa.
- Lựa chọn các phần mềm, đối tác một cách kỹ càng. Ưu tiên tính bảo mật cao.
- Luôn cập nhật phần mềm, firmware lên phiên bản mới nhất.
- Sử dụng các dịch vụ đám mây uy tín cho mục đích lưu trữ.
- Đánh giá bảo mật & xây dựng một chiến lược an ninh mạng tổng thể cho doanh nghiệp, bao gồm: bảo mật website, bảo mật hệ thống máy chủ, mạng nội bộ, hệ thống quan hệ khách hàng (CRM), bảo mật IoT, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin,…
- Tổ chức các buổi đào tạo, training kiến thức sử dụng internet an toàn cho nhân viên.
Kết luận
Trong thế giới công nghệ thông tin khi sự phát triển quá nhanh chóng sẽ đi kèm với nhiều rủi ro không thể tránh được. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về mức độ nguy hiểm của nó đối với các cá nhân và doanh nghiệp. Thông qua đó đề xuất một số giải pháp để chống lại sự xâm hại những tình huống không mong muốn bất hợp pháp như thế này.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp